Câu hỏi:
22/10/2024 46Em hãy quan sát hình ảnh, suy nghĩ và sắp xếp các công việc của bản thân trong tuần tới vào 4 nhóm sau: (1) Nhiệm vụ phải thực hiện ngay lập tức: Quan trọng - khẩn cấp. (2) Nhiệm vụ cần lên kế hoạch và có thể làm sau: Quan trọng nhưng không khẩn cấp. (3) Nhiệm vụ có thể uỷ quyền lại cho người khác: Khẩn cấp nhưng không quan trọng. (4) Nhiệm vụ loại bỏvì không khẩn cấp, không quan trọng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(1) Nhiệm vụ phải thực hiện ngay lập tức: Quan trọng - Khẩn cấp: Nộp bài tập trước hạn, tham gia một cuộc họp quan trọng
(2) Nhiệm vụ cần lên kế hoạch và có thể làm sau: Quan trọng nhưng không khẩn cấp:
Học cho kỳ thi cuối kỳ, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong tương lai
(3)Nhiệm vụ có thể ủy quyền lại cho người khác: Khẩn cấp nhưng không quan trọng:
Giao cho bạn bè làm một số việc vặt như mua đồ ăn
(4) Nhiệm vụ loại bỏ vì không khẩn cấp, không quan trọng: Xem một chương trình truyền hình, lướt mạng xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy cùng các bạn thào luận và đưa ra cách thực hiện quán lí thời gian hiệu quả trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Mỗi ngày, V đều tất bật với lịch học tập,choi thé thao,Sau khi ăn uống, vệ sinh cá nhân, bạn lại làm bài tập tới tận đêm khuya., kết quá học tập c cǔng cám tháy bối rối không biết phái làm gì trước, sau.
Tình huống 2. Mỗi khi làm bài về nhà, những môn không yêu thích G thưòng để lại cuối cùng, hoặc tới gần hạn chót mới làm. Do đó, nhiều lần G không hoàn thành được bài tập như dự định hoặc phải thức rất muộn mới hoàn thành được.
Tinh huống 3. B có thể hoàn thành phiếu bài tập về nhà trong thời gian 1 giờ nhung B thường vừa làm bài, vừa nói chuyện với các bạn trên mang Internet, vừa chơi điện tử nên mất đến 3 giờ mới hoàn thành phiế u.
Tình huống 4. Hai tuần nữa T sẽ thi học kì, T cũng nhận lời giúp bạn thàn làm video cho cuộc thi thiết kế video mà bạn tham dự. Những tuần gần đây, sau giờ tan học từ 16 giờ đến 18 giờ, T ở lại trường cùng bạn lên ý tưởng, tiến hành dựng video. Sau khi ǎn tối, T lai tiếp tuc ngồi làm video tục làm video cho tới giờ hộc, thậm chí giữa các khoảng thời gian làm bài tập, T vẫn tiếp tục làm video.
Câu 2:
Em hãy quan sát danh sách một số công việc cần làm của bạn L trong bảng dưới đây và vận dụng các cách quản lí thời gian hiệu quả để xây dựng thời gian biểu trong ngày của L sao cho hiệu quả.
Câu 3:
Em hãy bày tỏ quan điểm về cách quản llis thời gian của các bạn học sinh dưới đây và giải thích lí do.
a. H dành nhiều thời gian để học tập, chơi thể thao và làm các công việc khác nên thường xuyên ăn không đúng bữa và ngủ không đủ thời gian.
b. M luôn cố gắng tính toán việc sử dụng thời gian sao cho đảm bảo hoàn thành tốt các công việc học tập, vui chơi giải trí và vẫn có thời gian giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
c. S thường để tới sát giờ cần mới hoàn thành các công việc được giao.
d. T dự định tối thứ tư sẽ làm bài tập về nhà nhưng T lại đi chơi, do đó sáng thứ năm khi tới lớp T không hoàn thành được bài tập.
e. C đã lập kế hoạch học tập của bản thân và xác định lịch học đàn vào thứ Ba, thứ năm hằng tuần, nhưng C thường xuyên chỉ học được 1 buổi/tuần vì vướng những kế hoạch khác.
Câu 4:
Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện biết cách quản lí thời gian hiệu quả?
a. C thường dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động giái trí.Những hôm phải nấu ăn giúp mẹ, C chọn cách vừa nghe nhạc vừa nấu ăn để tiết kiệm thời gian. Những ngày còn lại, C thường đi tập thể thao cùng các bạn hàng xóm.
b. Y xây dựng kế hoạch trong tuần của bản thân rất chi tiết với những khung giờ cụ thể. Bạn đã sắp xếp các hoạt động liên tục, không có thời gian dự trữ, do đó bạn thường xuyên bị muộn hoặc chậm thời hạn.
c. Mỗi tối trước khi đi ngủ, M thường nghĩ tới các công việc cần hoàn thành vào ngày hôm sau và sắp xếp các thứ tự từng việc sao cho phù hợp với lịch học tập cố định ở trường và khá nǎng của bản thân để các công việc được hoàn thành một cách hiệu quả, nhanh chóng.
d. Để bảo đảm tính kỉ luật trong việc thực hiện các công việc, từ đó quản lí thời gian hiệu quả hơn, P đã cất hoặc tắt các đồ dùng, phương tiện có thể làm P phân tán như máy vi tính, điện thoại, ti vi trong thời gian tự học tại nhà.
Câu 5:
Ngoài những công việc thường nhật, A dự định sẽ làm xông thiệp sinh nhật cho bạn và học thuộc từ tiếng Anh trong 3 ngày tới. Để hôanf thành công việc này, A đã xây dựng thời gian biểu chi tiết. Ngày đầu tiên thực hiện kế hoạch, A rất vui vì mọi việc diễn ra rất thuận lợi, những việc đặt ra đều được hoàn thành như dự kiến. Ngày thứ hai, A đi mua truyện cùng bạn và về nhà trễ 1 tiếng so với kế hoạch. Tối hôm đó, vì có việc đột xuất, mẹ nhờ A trông em đến tối muộn. A vừa làm bài tập, vừa trông em nên không làm được thiệp cũng như học từ mới. Ngày thứ ba, A quyết định sẽ thức muộn hơn 1 tiếng vào cuoois ngày để làm thiệp bù chô hôm qua. Nhưng đến 22 giờ bạn mới hoàn thành hết bài tập về nhà, chưa kịp học từ mới tiếng Anh. A tự nhủ: “Thôi ưu tiên làm thiệp trước vì ngày mai phải tặng bạn rồi, từ mới tiếng Anh thì học lúc nào chẳng được!”. A bắt tay vào hoàn thiện tấm thiệp, vài phút sau, cơn buồn ngủ ập đến, A nghĩ “Thôi đi ngủ đã, sáng mai mình sẽ cố gắng dậy sớm để hoàn thành. Chắc là xong thôi.” . Sáng hôm sau, A lại thức dậy vào 6h30 như mọi ngày
a) Theo em, bạn A đã làm gì để quản lí thời gian cúa mình trong trường hợp trên? Trong những việc làm đó, việc làm nào là phù họp và việc làm nào chưa phù hợp để quản lí thời gian hiệu quả? Vì sao?
b) Việc quản lí thời gian của bạn A trong trường hợp trên sẽ dẫn tới kết quả nào?
Câu 6:
Đọc câu chuyện
CHIẾC BÌNH THỜI GIAN
Trong một buổi diễn thuyết về chủ đề sử dụng thời gian, một diễn giả đã làm cả khán phòng bất ngờ. Khi đang thuyết trình, ông dừng lại và lấy ra một chiếc bình, bên cạnh một chiếc đĩa to trên đó có một số viên đá bằng nắm tay. Thế rồi ông lần lượt cho các viên đá vào bình, hết viên này người:“Chiếc bình đã đầy chưa?”. Mọi người nhìn vào cái bình rồi nói:“Đây rồi a!”.
Ông cúi xuống bàn và kéo ra một rổ sỏi và đổ sỏi vào bình và lắc cho các viên sỏi chui vào các kẽ hở giữa các viên đá. Thế rồi ông mim cười và hỏi: “Bây giờ đầy thật chưa?”. Đến lúc này mọi người không bị mắc lừra nữa. “Có lẽ là không”, nhiều người lên tiếng. Ông mim cười rồi lại cúi xuống bàn lấy ra một túi cát. Sau đó ông bắt đầu rắc cát vào các kẽ hở nhỏ giữa các viên đá và sỏi. Một lần nữa ông nhìn mọivà hỏi:“Bây giờcái bình đã đầy chưa nào?”. “Chưa ạ!”, mọi người thốt lên. “Tốt lắm!”,ông nói và cầm một ca nước đổ vào chiếc bình. Rồi ông hỏi: “Vậy, vấn đề ở đây là gì?”.
Thờigian cũng giống như chiếc bình, nó có giới hạn. Những việc quan trọng như những viên đá lớn, những việc ít quan trọng hơn là những viên đá nhỏ, những việc không quan trọng khác chính là những hạt cát. Nếu chúng ta bỏ trống chiếc bình thì thật lãng phí nhưng nếu ta lấp đầy chiếc bình thời gian một cách không phù hợp mọi thứ sẽ trở lên hỗn độn, khó kiểm soát hoặc không còn khoảng trống cho những gì quan trong. Nhưng nếu khéo léo, ưu tiên sử dụng thời gian cho những việc quan trọng trước, chúng ta sẽ luôn hoàn thành công việc thuận lợi và còn có thêm thời gian cho các công việc kém quan trọng hơn hoặc để nghi ngơi.
(Theo Tư duy tối ưu, Stephen R. Covey,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
a) Em hãy nhận xét cách sắp xếp thời gian theo mô tả của diễn giả trong câu chuyện. Vì sao cách sắp xếp này thể hiện việc quản lí thời gian hiệu quả?
b) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về kết quả của việc quản lí thời gian hiệu quả, không hiệu quả được mô tả ở hình ảnh 1, 2 và cho biết tại sao cần quản lí thời gian hiệu quả.
về câu hỏi!