Câu hỏi:
13/07/2024 117Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bạo lực học đường – mạng xã hội và kẻ ngoài cuộc
Dẫu biết có nhiều nguyên do dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường, nhưng giữa thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội chính là “ngòi nổ” tác động rất lớn đến hành vi của giới trẻ. Các em học sinh tiếp cận với mạng xã hội quá sớm, chưa có nhận thức đúng và chín chắn về những sự việc nên dễ xảy ra tình trạng yêu sớm, mâu thuẫn giữa bạn bè, thích thể hiện mình. Facebook và TikTok là hai nền tảng mạng xã hội được sử dụng phổ biến, các em tiếp cận những trào lưu độc hại, những “bài học” sai trái, phản cảm từ các nhân vật “giang hồ mạng”, những video ngắn có nội dung “chị đại học đường”,…
Hậu quả của việc bị bạo lực học đường là điều không phải bàn cãi, vì dù là ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng thì nó vẫn sẽ để lại bóng ma tâm lý trong lòng mỗi đứa trẻ. Đau lòng hơn là chọn cách im lặng và chịu đựng điều đó một mình, để rồi xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Có em bị đánh đến nhập viện, có em thì bị hội đồng, lăng nhục ngay trong nhà vệ sinh trường, tận cùng là có em còn chọn cách tự vẫn, kết thúc cuộc đời khi còn quá non nớt.
Tiếp sức của những “kẻ ngoài cuộc”!!!
Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc chính các học sinh có mâu thuẫn trực tiếp bạo hành bạn mình, mà còn là sự có mặt, chứng kiến và tiếp sức của những “kẻ ngoài cuộc”. Không những không can ngăn, các học sinh đó còn tiếp tay bằng cách quay video, buông lời cười nhạo, hò hét cổ xúy cho hành vi bạo lực, như “tát vô mặt hắn đi”, “đập mạnh lên cho hắn chừa”,…
Có những thành phần chứng kiến cảnh bạn bị đánh thì rất hứng thú, bởi “mình cũng ghét nó”, “bị đánh là xứng đáng”. Còn có những học sinh khác biết bạn mình bị đánh hội đồng dã man nhưng không dám tố cáo vì sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, sợ sẽ “bị trả thù!”. Điều đó vô tình khiến các em trở nên vô cảm trước nỗi đau của người khác và xem việc bạo hành là chuyện thường tình.
Chính cách hành xử vô tình mà cố ý đó càng tạo nên sự phấn khích cho các “anh chị” tiếp tục ra tay bắt nạt những bạn yếu thế trong lớp, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Khi tinh thần đấu tranh chống lại cái ác, sự tàn bạo của học sinh bị triệt tiêu, thì cũng là lúc những hành vi thiếu tính chuẩn mực trong học sinh sẽ trỗi dậy. Và quan trọng hơn sau này khi ra đời, những “kẻ ngoài cuộc” đó sẽ trở nên vô cảm, một bước rất gần với những hành vi tội lỗi.
Một đứa trẻ được sống trong sự quan tâm, dạy dỗ về lòng yêu thương và trắc ẩn từ khi còn nhỏ thì khả năng dẫn đến những hành vi bạo lực sẽ thấp. Nên việc rèn luyện và nuôi dưỡng tình thương rất quan trọng, giúp các em biết bao dung, chia sẻ với nỗi đau của người khác và dũng cảm đấu tranh với những điều sai trái.
Và người trong cuộc
Phụ huynh, nhà trường có trách nhiệm theo sát, răn đe và định hướng cho các em khi chúng có hành vi thiếu chuẩn mực. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ bận chạy theo cơm áo gạo tiền, có ít thời gian để chia sẻ dẫn đến không kịp thời lắng nghe, cảm thông và nắm tình hình của con, chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con ứng xử văn hóa trên không gian mạng.
Một số phụ huynh phó mặc con trẻ giữa những tiêu cực của mạng xã hội. “Cháu nó ở nhà ngoan lắm” - không ít người bàng quan, có phần dung túng, bênh vực cho những hành vi sai lệch của con mình. Một bộ phận phụ huynh thờ ơ để rồi ngỡ ngàng khi phát hiện "nhân cách khác" của con cái trên không gian mạng, động đến là văng tục, hở chút là đòi vây đánh hội đồng…
Không đâu xa, chính đứa em đang học cấp 2 của tôi một lần tâm sự rằng nó đã từng bị “đàn chị” dọa đánh. Nhận thấy sự việc có thể trở nên nghiêm trọng nếu không có sự vào cuộc của người lớn, tôi đã liên hệ với hai “đàn chị” ấy để hiểu rõ về vấn đề của chúng. Lần đầu tiên tôi cảm thấy bức xúc với cách hành xử của những học sinh chưa tròn 13 tuổi, khi hai em ấy đã dùng những lời lẽ hách dịch, thách thức và xúc phạm tôi. Không thể chấp nhận việc một đứa trẻ được sống trong môi trường giáo dục hẳn hoi mà lại cuồng ngôn đến thế. Tôi dẫn em gái mình đến nhà hai học sinh đó để trực tiếp trao đổi với phụ huynh của các em. Với những gì tôi lắng nghe, nắm bắt và cả chiếc điện thoại di động ghi bằng chứng là những cuộc hội thoại, những lời nhắn đe dọa và xúc phạm mà chúng đã nói, cứ tưởng sẽ nhận được cảm thông và cách xử lý ổn thỏa từ mẹ của hai em. Nhưng không thế, những bà mẹ này vẫn ra sức bênh vực con mình bất chấp những chứng cứ rành rành…
Có thể thấy, không phải phụ huynh nào cũng thực sự hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục con cái. Đặc biệt là tâm lý bênh vực con và việc bắt chúng phải có trách nhiệm với việc mình làm, biết nhận lỗi khi mắc sai lầm. Như vậy, những đứa trẻ hư lại có thêm “người chống lưng” cho hành vi sai lệch của mình.
Mọi mối quan hệ xã hội luôn đan cài, phức tạp, khó thể tránh những xung đột, mâu thuẫn. Theo tôi, vấn đề trước hết là ở tự thân ứng xử của mỗi con người. Trước cả những quy định về luật pháp. Làm sao mỗi người vừa biết thấu hiểu, vừa bao dung lẫn dung hòa, luôn đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Đó có lẽ là cách xử sự thông minh nhất, đảm bảo bình an cho chính mình, cũng như không vấp phải những sai lầm mà khi biết ân hận đã không còn kịp nữa.
(Theo Nguyễn Thị Thảo Nhi, sinh viên năm 3 trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đăng trên báo điện tử Tiền Phong ngày 15/6/2023)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ rõ biểu hiện của thao tác chứng minh và bác bỏ trong những văn bản đó và cho biết em có thể học được điều gì từ tác giả.
Câu 2:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!