Câu hỏi:
07/05/2024 1,269Pháo hoa thường được sử dụng trong các dịp lễ, Tết. Để tạo màu cho pháo hoa, người ta dùng một số muối hay oxide kim loại, trong đó có hợp chất kim loại nhóm IA như lithium carbonate tạo màu đỏ, sodium nitrate tạo màu vàng,…
Kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng có những tính chất và ứng dụng nào?
Quảng cáo
Trả lời:
* Kim loại nhóm IA:
- Tính chất vật lí: Kim loại nhóm IA có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng tương đối thấp.
- Tính chất hoá học: Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs.
* Một số hợp chất của kim loại nhóm IA:
- Sodium chloride (NaCl): là chất rắn, không màu; có vai trò quan trọng trong thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, y tế và trong cuộc sống hàng ngày của con người.
- Sodium hydrogencarbonate (NaHCO3): là chất rắn, màu trắng, bền ở nhiệt độ thường, bị phân huỷ khi đun nóng; NaHCO3 có thể tác dụng được với cả dung dịch acid và dung dịch kiềm. Về ứng dụng, NaHCO3 được sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuỷ tinh; trong y học, NaHCO3 được sử dụng để làm giảm chứng đau dạ dày do dư acid, điều trị các chứng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng …
- Sodium carbonate (Na2CO3): là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước; Na2CO3 bị thuỷ phân trong dung dịch cho môi trường kiềm. Về ứng dụng, một lượng lớn Na2CO3 được sử dụng trong công nghiệp thuỷ tinh. Ngoài ra, Na2CO3 còn được dùng trong xử lí nước, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc, phụ gia thực phẩm …
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dung dịch của mỗi chất sau đều không màu: NaCl, Na2SO4, KCl, LiNO3. Hãy đề xuất cách phân biệt các dung dịch trên.
Câu 2:
Tại sao để bảo quản kim loại Na, K người ta ngâm chúng trong dầu hoả? Li có dùng cách này được không? Giải thích.
Câu 3:
Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là
A. cho kim loại Na tác dụng với nước.
B. cho Na2O tác dụng với nước.
C. điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn.
D. điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn.
Câu 4:
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho một mẩu kim loại sodium vào cốc nước.
b) Sục khí CO2 vào dung dịch KOH.
c) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn Na2CO3.
d) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn KHCO3.
e) Cho một lượng NaHCO3 rắn vào ống nghiệm rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
Câu 5:
Khi cắt mẩu sodium ở trong không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi. Giải thích. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi cắt kim loại lithium, potassium trong không khí.
Câu 6:
Dựa vào Bảng 17.2, nêu xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs.
Câu 7:
Giải thích tại sao trong tự nhiên kim loại nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận