Câu hỏi:
13/07/2024 5,570I. PHẦN 1- ĐỌC HIỂU( 3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở bên dưới:
( 1) Có một câu nói là: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người hạn của tôi từng nói: “ Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”
(2) Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “ Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.
(3) Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là “ just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao lại không thử bước ra ngoài, và làm điều gì đó có ích. Câu nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một câu chuyện, phải hành động, phải thực hành, mới khiến kỹ năng của ta khá lên.
(4) Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động, không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
(5) Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.
( Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, Nxb Hội nhà văn, tr.145)
Vì sao tác giả khuyên người trẻ“ Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì.”?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tác giả khuyên người trẻ Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì:
+ Tuổi trẻ là tuổi năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
+ Tuổit rẻ chỉ đến một lần, năm tháng qua đi không bao giờ trở lại.
+ Từ lí thuyết đến thực hành, từ nghĩ đến làm là hai chuyện khác biệt. Nên học phải đi đôi với hành.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
-Nghĩa của câu nói:
+ “ cái đầu”: là suy nghĩ, ý tưởng, chí hướng, mong muốn
+ “bàn tay” là hành động, việc làm cụ thể, thực tế
=>Câu nói nhận định rằng từ suy nghĩ, ý tưởng, dự định đến hành động, việc làm thực tế là một quá trình lâu dài, khó khăn.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ được sử dụng:
+ Liệt kê: đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức, phải hành động, phải thực hành.
+ Điệp từ “ phải”
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm; tạo nhịp điệu, âm hưởng cho câu văn.
+ Nhấn mạnh việc mỗi người trẻ bên cạnh việc thực hiện các hoạt động học, đọc, tiếp thu kiến thức phải hành động, thực hành mới có thể nâng cao được kỹ năng và dễ đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Học sinh có thể rút ra 02 bài học nhận thức, hành động( hoặc những bài học tương đương):
+ Nhận thức về ý tưởng, hành động của tuổi trẻ là cần thiết cho sự thành công của mỗi người.
+ Tuổi trẻ cần có kế hoạch, có những hành động cụ thể để nâng cao năng lực của bản thân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Làm văn
Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
|
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời...
|
( Trích Đất Nước, chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, sgk Ngữ văn 12, tập 1, nxb GDVN, 2012, tr. 219-220)
Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
Câu 2:
II. Làm văn
Từ nội dung ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh(chị) về sự cần thiết của năng lực hành động trong cuộc sống của người trẻ.
Câu 3:
Câu 4:
về câu hỏi!