Câu hỏi:
13/07/2024 368I. ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ:
Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
nay mẹ đã phơ phơ bạc đầu
mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.
Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
hầm mẹ giăng như luỹ như thành
che chở mỗi bước chân con bước.
Đất quê ta mênh mông
quân thù không xăm hết được
lòng mẹ rộng vô cùng
mẹ giấu cả sư đoàn dưới đất
nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
(Bùi Minh Quốc, NXB Giáo dục, 1185, tr 65)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, đất nước đã trải qua hai mươi năm chiến tranh.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong đoạn trích, người mẹ đảo hầm để giúp gì cho cuộc kháng chiến?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Trong đoạn trích, người mẹ đào hầm để giúp bộ đội ẩn náu.
Câu 3:
Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:
nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày ý hiểu của bản thân, có lý giải.
Gợi ý:
- Nơi hầm tối là nghĩa đen chỉ không gian nơi ẩn nấp của các chiến sĩ bộ đội.
- Nhưng chính ở nơi đây, tác giả đã nhìn thấy ánh sáng của tinh thần, sức mạnh Việt Nam. Hầm trú ẩn được tạo ra từ những người dân quanh năm chân lấm tay bùn
Câu 4:
Hãy nhận xét về tình cảm quân dân trong cuộc kháng chiến được khắc họa trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
- Tình quân dân gắn bó khăng khít.
- Tình quân dân gần gũi như tình cảm gia đình.
"Chính điều này đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN:
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven song ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thể mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng các tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Đàn cả dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cả đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biển. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" của “một người tình nhân chưa quen biết" (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn văn trên; liên hệ với đoạn trích sau để thấy nét riêng của hai nhà văn trong việc khắc họa vẻ đẹp trữ tình của hai con sông:
Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác trăm qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, trang 200)
3
Câu 2:
II. LÀM VĂN:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước.
Câu 3:
Trong đoạn trích, người mẹ đảo hầm để giúp gì cho cuộc kháng chiến?
Câu 4:
Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:
nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
Câu 5:
Hãy nhận xét về tình cảm quân dân trong cuộc kháng chiến được khắc họa trong bài thơ.
về câu hỏi!