Câu hỏi:
13/07/2024 804I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Núi lửa nào hay mình làm đau Trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão to nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.
[...]
Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh...
Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lưọng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa...
Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.
(Nên bị gai đâm, Chu Văn Sơn)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo tác giả, vì sao thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn văn sau “ Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái.”
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc “Ta làm tổn thương những…”
- Tác dụng:
+ Làm câu văn giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.
+ Cách xưng “ta” là đại diện cho tiếng nói cộng đồng, nhằm nhấn mạnh tác động xấu của con người lên những sự vật, hiện tượng gần gũi, bình dị quanh ta như mặt đầm, mảnh vườn, hoa trái để rồi có thể phải nhận lấy những hậu quả khôn lường.
Câu 4:
Anh/chị nhận được thông điệp gì từ đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
- Thí sinh có thể đưa ra một số thông điệp:
+ Biết lắng nghe, thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống
+ Dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật
+...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về giải pháp để không làm tổn thương những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 2:
II, LÀM VĂN
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1,trang 120, NXBGD 2007 )
Từ đó, anh (chị)hãy nhận xét về cách sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 4:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn văn sau “ Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái.”
về câu hỏi!