Câu hỏi:
30/06/2024 535Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60:
Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp chất hữu cơ đó. Phân tích định tính nhằm xác định xem hợp chất (hay hỗn hợp) đó có chứa những nguyên tố nào, bằng cách sử dụng các phản ứng hoá học để chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản và dễ nhận biết. Phân tích định lượng nhằm xác định hàm lượng các nguyên tố có trong hợp chất (tỉ lệ % về khối lượng hoặc tỉ số nguyên tử). Cũng giống như phân tích định tính, người ta dùng các phản ứng hoá học để chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, N2,.... sau đó định lượng các sản phẩm đó.
Hiện nay, việc phân tích định lượng và định tính được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên biệt với các máy phân tích tự động. Máy tính sẽ tính hàm lượng và in ra kết quả. Từ đó, người ta tính được tỉ số mol nguyên tử của các nguyên tố cấu thành hợp chất dựa theo công thức: \[nA\;:nB\;:nC\; = \frac{{\% mA}}{{MA}}\;\;:\frac{{\% mB}}{{MB\;}}\;:\frac{{\% mC}}{{MC}}\;\;\]. Khi lập công thức kinh nghiệm, tỉ số nguyên tử đã được quy về tỉ số các số nguyên tối giản, vì thế công thức kinh nghiệm còn được gọi là công thức đơn giản nhất. Công thức kinh nghiệm cho biết thành phần định tính, định lượng các nguyên tố có mặt trong phân tử nhưng không đồng nhất với công thức phân tử bởi vì một công thức kinh nghiệm có thể biểu diễn thành phần của nhiều chất mà công thức phân tử của chúng là bội số của công thức kinh nghiệm. Để lựa chọn công thức kinh nghiệm đúng, ta cần phải biết thêm một đại lượng quan trọng, đó là phân tử khối. Để xác định phân tử khối, người ta có thể:
a) Dựa vào tỉ khối
Đối với hai chất khí A và B bất kì, ta có: \[MA:MB\; = {d_{A/B}}\]. Từ đó suy ra \[MA\; = MB.{d_{A/B}}\], trong đó dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B.
b) Dựa vào tính chất của dung dịch
Dung dịch của một chất rắn hoặc một chất lỏng khó bay hơi sẽ đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn và sôi ở nhiệt độ cao hơn so với dung môi nguyên chất. Trong phương pháp nghiệm lạnh, người ta đo độ giảm nhiệt độ đông đặc gọi là độ hạ băng điểm, trong phương pháp nghiệm sôi, người ta đo độ tăng nhiệt độ sôi và gọi là độ tăng phí điểm, chúng được kí hiệu là Δt. Phân tử khối M của chất tan không điện li, không bay hơi được tính theo biểu thức: \[M = K.\frac{{m.1000}}{{p.\Delta t}}\]
Trong đó, K là hằng số nghiệm lạnh nếu Δt là độ hạ băng điểm; K là hằng số nghiệm sôi nếu Δt là độ tăng phí điểm; m là số gam chất tan trong p gam dung môi. Hằng số K chỉ phụ thuộc bản chất của dung môi, được xác định từ thực nghiệm và được ghi trong các bảng tính chất của dung môi.
Dung dịch khi ngăn cách với dung môi bằng một màng bán thấm (cho dung môi đi qua nhưng không cho chất tan đi qua) thì gây ra một áp suất thẩm thấu π tỉ lệ với nồng độ mol của chất tan:
Trong đó, C là nồng độ mol (mol/l); m là khối lượng chất tan trong V lít dung dịch (g); M là phân tử khối (g/mol); R là hằng số khí lí tưởng, bằng 0,08206 (lít.atm/K.mol); T là nhiệt độ Kenvin. Từ biểu thức trên sẽ tính được phân tử khối.
c) Dựa vào phổ khối lượng
Phương pháp xác định phân tử khối hiện đại và chính xác nhất là dùng máy phổ khối lượng. Phương pháp này nhanh chóng, chính xác mà chỉ cần một lượng mẫu rất nhỏ (cỡ microgam). Máy phổ khối lượng tự động ghi và in ra kết quả phổ khối lượng của chất. Từ phổ đó ta đọc được khối lượng phân tử của chất.
Phát biểu sau đúng hay sai?
Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 45,80%; %H = 10,57%; %N = 13,24%, còn lại là O. Biết MC =12,01 g/mol, MH = 1,008 g/mol và MO = 16,00 g/mol. Công thức kinh nghiệm của X là C4H10NO2.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
B. Sai
Giải thích
Tỉ số mol nguyên tử, cũng chính là tỉ số nguyên tử của C, H, N và O trong phân tử hợp chất X là:
\[{\rm{nC}}:{\rm{nH}}:{\rm{nN}}:{\rm{nO}} = \frac{{45,80}}{{12,01}}:\frac{{10,57}}{{1,008}}:\frac{{13,24}}{{14,01}}:\frac{{30,39}}{{16,00}} = 3,813:10,49:0,945:1,899\]
Tỉ số nguyên tử được quy về tỉ số của các số nguyên tối giản, bằng cách chia cho số nhỏ nhất trong chúng (0,945), ta thu được công thức kinh nghiệm.
\({\rm{nC}}:{\rm{nH}}:{\rm{nN}}:{\rm{nO}} = \frac{{3,813}}{{0,945}}:\frac{{10,49}}{{0,945}}:\frac{{0,945}}{{0,945}}:\frac{{1,899}}{{0,945}} = 4,03:11,1:1,00:2,01 = 4:11:1:2\)
Công thức kinh nghiệm là C4H11NO2.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Công thức phân tử của methyl formate và glucose lần lượt là C2H4O2 và C6H12O6. Công thức kinh nghiệm của hai chất này là CH2O. |
||
Người ta thường xác định tỉ khối của một chất khí X (chưa biết phân tử khối) so với không khí (dX/kk) rồi tính phân tử khối của X theo công thức: MX =26.dX/kk. |
||
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị nguyên tử khối của chất nghiên cứu. |
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Công thức phân tử của methyl formate và glucose lần lượt là C2H4O2 và C6H12O6. Công thức kinh nghiệm của hai chất này là CH2O. |
X | |
Người ta thường xác định tỉ khối của một chất khí X (chưa biết phân tử khối) so với không khí (dX/kk) rồi tính phân tử khối của X theo công thức: MX =26.dX/kk. |
X | |
Trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị nguyên tử khối của chất nghiên cứu. |
X |
Giải thích
1. Đúng, vì: (CH2O)2 tương đương với C2H4O2 và (CH2O)6 tương đương với C6H12O6.
Do đó, methyl formate và glucose có cùng công thức kinh nghiệm là CH2O.
2. Sai, vì: người ta thường xác định tỉ khối của một chất khí X (chưa biết phân tử khối) so với không khí (dX/kk) rồi tính phân tử khối của X theo công thức: MX =29.dX/kk.
3. Sai, vì: trong phương pháp phổ khối lượng, đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.
Câu 3:
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho biết nước có nhiệt độ sôi là 100°C và hằng số nghiệm sôi K là 0,51 (℃.g/mol). Hoà tan 18 g glucose vào 150 g nước thì thu được một dung dịch sôi ở 100,34°C. Khối lượng phân tử của glucose là (1) ______ (g/mol).
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho biết nước có nhiệt độ sôi là 100°C và hằng số nghiệm sôi K là 0,51 (℃.g/mol). Hoà tan 18 g glucose vào 150 g nước thì thu được một dung dịch sôi ở 100,34°C. Khối lượng phân tử của glucose là (1) __ 180 __ (g/mol).
Giải thích
\({{\rm{M}}_{{\rm{glucose }}}} = 0,51.\frac{{18.1000}}{{150.(100,34 - 100)}} = 180\) (g/mol)
Câu 4:
Kéo thả các ô vuông vào vị trí thích hợp:
H, HCl, CuSO4 khan, H2O, AgNO3, CO2, C, Cl2O7
Khi đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ thì ______ chuyển thành CO2, ______ chuyển thành ______, Cl chuyển thành ______. Người ta nhận ra trong sản phẩm cháy có ______ nhờ nước vôi trong, nhận ra sự có mặt của H2O nhờ ______, nhận ra HCl nhờ dung dịch ______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Khi đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ thì C chuyển thành CO2, H chuyển thành H2O, Cl chuyển thành HCl. Người ta nhận ra trong sản phẩm cháy có CO2 nhờ nước vôi trong, nhận ra sự có mặt của H2O nhờ CuSO4 khan, nhận ra HCl nhờ dung dịch AgNO3.
Giải thích
Khi đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ thì C chuyển thành CO2, H chuyển thành H2O, Cl chuyển thành HCl. Người ta nhận ra trong sản phẩm cháy có CO2 nhờ nước vôi trong, nhận ra sự có mặt của H2O nhờ CuSO4 khan, nhận ra HCl nhờ dung dịch AgNO3.
Câu 5:
Hoà tan 1,00 mg một protein vào nước thu được 1,00 ml dung dịch rồi đo áp suất thẩm thấu ở 25°C thì được giá trị π = 1,12 mmHg. Phân tử khối của protein đã cho là
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Ta có:
\(\pi = \frac{{1,12{\rm{mmHg}}}}{{760{\rm{mmHg}}}} = 1,{47.10^{ - 3}}\) atm
→ Phân tử khối của protein đã cho là:
\({\rm{M}} = \frac{{{\rm{mRT}}}}{{\pi .{\rm{V}}}} = \frac{{{{1.10}^{ - 3}}.0,08206.(273 + 25)}}{{1,{{47.10}^{ - 3}}{{.1.10}^{ - 3}}}} \approx 1,{66.10^4}\) (g/mol).
Chọn C
Câu 6:
Cho biết benzene có nhiệt độ đông đặc là 5,5°C và hằng số nghiệm lạnh K là 5,12 (℃.g/mol). Xác định phân tử khối của hormone thyroxine? (Biết rằng dung dịch chứa 0,546 g thyroxine trong 15 g benzene đông đặc ở 5,26°C).
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Ta có độ hạ băng điểm của dung dịch là: Δt = 5,50 − 5,26 = 0,24°C
→ Phân tử khối của hormone thyroxine là:
\({{\rm{M}}_{{\rm{thyroxine }}}} = 5,12.\frac{{0,546.1000}}{{15.0,24}} \approx 777\) (g/mol).
Chọn B
Câu 7:
Lindane là một hóa chất được sử dụng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và làm dược phẩm điều trị bệnh ghẻ, diệt chấy,.... Tiếp xúc với một lượng lớn lindane có thể gây hại cho hệ thần kinh, gây ra một loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt dẫn đến co giật và hiếm gặp hơn là tử vong. Thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố có trong lindane là: 24,78% C; 2,08% H và 73,14% Cl. Dựa vào phổ khối lượng, xác định được phân tử khối của lindane là 288 (ứng với 35Cl) hoặc 300 (ứng với 37Cl). Trong tự nhiên, 35Cl chiếm 75,77% số lượng nguyên tử còn 37Cl chiếm 24,23% số lượng nguyên tử. Công thức phân tử của lindane là
Lời giải của GV VietJack
Giải thích
Nguyên tử khối trung bình của chlorine là:
\(\frac{{(75,77.35) + (24,23.37)}}{{100}} = 35,5\)
Tỉ lệ về số nguyên tử carbon : hydrogen : chlorine có trong phân tử lindane là:
\({\rm{nC}}:{\rm{nH}}:{{\rm{n}}_{{\rm{Cl}}}} = \frac{{24,78}}{{12}}:\frac{{2,08}}{1}:\frac{{73,14}}{{35,5}} = 1:1:1\)
→ Công thức thực nghiệm của lindane là CHCl.
Tính với 35Cl, lindane có phân tử khối 288: (CHCl)n = 288 hay 48n = 288 → n = 6.
Tương tự, với 37Cl, lindane có phân từ khối 300: (CHCl)n = 300 hay 50n = 300 →n = 6. Vậy công thức phân tử của lindane là C6H6Cl6.
Chọn DCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong không gian Oxyz, cho 2 vectơ \(\vec a,\vec b\) tạo với nhau góc \({120^o }\) và \(|\vec a| = 3;|\vec b| = 5\). Giá trị của \(T = |\vec a - \vec b|\) bằng (1) _______.
Câu 2:
Câu 3:
Cho hàm số \(f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đạo hàm \(f'(x) = {x^2}(x + 2)(x - 3)\).
Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Hàm số \(f(x)\) có 3 điểm cực trị. |
||
Hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên (-2;3). |
||
Hàm số \(f(x)\) có điểm cực đại là x = 2. |
Câu 4:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 2 là: 2H2+O2→2H2O.
Câu 5:
Theo bài viết, vì sao nhà dân tộc học người Pháp Condominas lại có nhiều công trình nghiên cứu và thành tựu liên quan tới Tây Nguyên?
Câu 6:
Theo đoạn [1], công ti khởi nghiệp muốn biến carbon dioxide thành protein vì không thể loại bỏ lượng khí thải đó trong bầu khí quyển. Đúng hay sai?
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!