Câu hỏi:
01/07/2024 594Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20:
Người đàn ông cô độc giữa rừng
Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước, gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó để làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. [...] Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không hả họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên “Võ Tòng” hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa, gã là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy, lúc có chửa đứa đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xẳn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. “Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà…. thì số mày tới rồi!”. Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bỏ tay chịu tội. Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ thì nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi. Những người đa sự quả quyết rằng chính gã đã mang tên “Võ Tòng” từ lúc xách dao đến nhà việc chịu tội. Còn như những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người gã, và gã trở nên một người giỏi võ từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng, mặc dầu, cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa. Ở trong rừng lâu năm chầy tháng, gã ngày càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình không. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết, nói một cách chắc chắn như vậy...
(Trích Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, người kể chuyện là tía của An.
Đúng hay sai?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung câu chuyện.
Lời giải
Ý kiến trên: Sai
- Đoạn trích trên được trích từ truyện “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, thuộc tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi.
- Người kể lại câu chuyện trong đoạn trích trên kể theo ngôi thứ ba. Đến phần cuối đoạn trích, tác giả lại chuyển về kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). Ngôi kể ở đoạn trích này có tác dụng khắc hoạ chân dung Võ Tòng một cách khách quan, sinh động hơn, giúp người đọc nhìn nhận từ nhiều phía khác nhau,...
- Ngoài ra, người kể chuyện là An, không phải là tía của An.
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Đoạn trích tập trung khắc hoạ nhân vật Võ Tòng từ các phương diện nào sau đây?
Chọn 2 đáp án đúng:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung cả đoạn trích để chỉ ra các phương diện khi khắc hoạ nhân vật Võ Tòng
Lời giải
Đoạn trích tập trung khắc hoạ nhân vật Võ Tòng từ các phương diện: xuất thân và hành động
- Xuất thân (lai lịch): Đoạn trích kể lại quá khứ của Võ Tòng, từ khi ông bị bắt tội giết địa chủ, ngồi tù mười năm, trở về quê nhưng mất hết gia đình, rồi bỏ đi giang hồ.
- Hành động: Đoạn trích cũng mô tả những hành động của Võ Tòng, như giết hổ, đánh trả địa chủ, sẵn sàng nhận tội, đi tù, trở về và bỏ vào rừng sống một mình,...
- Đoạn trích không thể hiện rõ ngôn ngữ và suy nghĩ của nhân vật.
Chọn A, C
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích
Lời giải
- Chuyện Võ Tòng giết hổ hé mở về cuộc đời nhân vật là một: Cuộc đời gian truân, éo le.
- Cuộc đời ông phải chịu nhiều bất hạnh và đau khổ, từ việc bị tù oan, mất vợ con, đến việc phải sống đơn độc trong rừng. Cuộc đời của ông không có nhiều an nhàn, sung sướng mà chỉ toàn những gian nan, vất vả.
Chọn B
Câu 4:
Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng vào chỗ trống để hoàn thành nhận định sau.
Câu văn "đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà" là nhằm bảo vệ _______ của bản thân và gia đình Võ Tòng.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án: "danh dự"
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích và hiểu biết về truyền thống dân gian người Việt.
Lời giải
- Câu "đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà" là nhằm bảo vệ danh dự của bản thân và gia đình. Đó là một cách thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với tổ tiên và cha mẹ, cũng như sự tự trọng và kiêu hãnh của con người.
- “Đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà” là một câu nói dân gian của người Việt Nam, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo đối với tổ tiên và cha mẹ. Đầu là nơi trí tuệ, linh hồn và danh dự của con người, không được xúc phạm hay tổn thương. Đánh lên đầu là hành vi xúc phạm nặng nề nhất, coi như là phỉ báng và xúc phạm đến tổ tiên và cha mẹ của người bị đánh. Người Việt Nam coi trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên cho rằng họ luôn bảo vệ và ban phước cho con cháu. Vì vậy, khi bị đánh lên đầu, người ta thường nói “đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà...thì số mày tới rồi!” để bày tỏ sự phẫn nộ và quyết tâm trả thù.
- Trong đoạn trích trên, câu nói này được dùng để miêu tả tâm trạng của Võ Tòng khi bị tên địa chủ quyền thế nhất xã vung ba toong đánh lên đầu . Võ Tòng là một người có võ nghệ cao cường, thích hành hiệp trượng nghĩa, không chịu nhục nhã trước kẻ ác. Khi bị xúc phạm đến danh dự và tổ tiên của mình, ông đã dùng dao chém trả vào mặt tên địa chủ. Đây là một hành động dũng cảm nhưng cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đời của ông.
=> Đáp án cần điền là: danh dự
Câu 5:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách điền những từ ngữ có trong bài đọc vào chỗ trống.
Nhân vật Võ Tòng xuất hiện với lai lịch bí ẩn, vẻ ngoài khác lạ nhưng lại có một tấm lòng hào hiệp, trượng nghĩa. Trước khi đi tù, anh là người _______, yêu thương vợ, cương trực, khẳng khái. Sau khi đi tù về và vào rừng ở, anh trở thành người đàn ông _______; anh giỏi võ nghệ, chất phác, thật thà, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Võ Tòng mang những phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án:
Nhân vật Võ Tòng xuất hiện với lai lịch bí ẩn, vẻ ngoài khác lạ nhưng lại có một tấm lòng hào hiệp, trượng nghĩa. Trước khi đi tù, anh là người hiền lành, yêu thương vợ, cương trực, khẳng khái. Sau khi đi tù về và vào rừng ở, anh trở thành người đàn ông cô độc; anh giỏi võ nghệ, chất phác, thật thà, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Võ Tòng mang những phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích
Lời giải
Phân tích, suy luận:
- Trước khi đi tù, anh là người _____, yêu thương vợ, cương trực, khẳng khái.
-> Câu văn trên trình bày những phẩm chất của Võ Tòng trước khi đi tù. Từ cần điền vào chỗ trống phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Từ này có trong đoạn trích.
+ Là một từ ngữ chỉ phẩm chất, tính cách con người.
=> Từ cần điền là hiền lành. Vì đoạn trích có câu: “Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xẳn một mụt măng”.
- Sau khi đi tù về và vào rừng ở, anh trở thành người đàn ông _____; anh giỏi võ nghệ, chất phác, thật thà, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
-> Câu văn trên trình bày hoàn cảnh và các đặc điểm của Võ Tòng sau khi ra tù. Từ cần điền vào chỗ trống phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Từ này có trong đoạn trích.
+ Là một từ ngữ chỉ hoàn cảnh của Võ Tòng.
=> Từ cần điền là cô độc. Vì đoạn trích có câu: “Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng, mặc dầu, cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa”. Câu văn này nói lên hoàn cảnh cô đơn của Võ Tòng và trong nhan đề đoạn trích có dòng “Người đàn ông cô độc”. Từ ngữ “cô độc” là từ ngữ chính xác nhất để điền vào vị trí trên.
- Đoạn văn hoàn thiện: Nhân vật Võ Tòng xuất hiện với lai lịch bí ẩn, vẻ ngoài khác lạ nhưng lại có một tấm lòng hào hiệp, trượng nghĩa. Trước khi đi tù, anh là người hiền lành, yêu thương vợ, cương trực, khẳng khái. Sau khi đi tù về và vào rừng ở, anh trở thành người đàn ông cô độc, giỏi võ nghệ, chất phác, thật thà, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Võ Tòng mang những phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ.
Câu 6:
Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng có điểm gì giống nhau?
Chọn đáp án không đúng:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích
Lời giải
Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng có điểm giống nhau là: cái ác đều tự tìm đến với nhân vật, đều là hành động chính đáng bảo vệ bản thân, và nhân vật Võ Tòng đều thể hiện sự mạnh mẽ chống trả cái ác tới cùng.
- Phân tích, loại trừ:
+ Câu A: Cái ác đều tự tìm đến với nhân vật. Điểm giống nhau là cả hai trường hợp đều là do cái ác (hổ và tên địa chủ) chủ động tấn công Võ Tòng mà không có lý do chính đáng. Võ Tòng không có ý định gây hấn hay xung đột với cái ác mà chỉ là nạn nhân bị hại.
+ Câu B: Đều là hành động chính đáng bảo vệ bản thân. Điểm giống nhau là cả hai trường hợp đều là do Võ Tòng không chịu nhục nhã hay để bản thân bị tổn thương trước cái ác. Võ Tòng coi trọng sự tôn trọng và công bằng cho bản thân và gia đình. Võ Tòng cũng không để cho cái ác xâm phạm hay hủy hoại cuộc sống của mình và người thân.
+ Câu C: Nhân vật Võ Tòng mạnh mẽ chống trả cái ác. Cả hai trường hợp gặp hổ tấn công và bị tên địa chủ bắt nạt, Võ Tòng đều không chịu khuất phục mà mạnh mẽ chống lại cái ác đến cùng để bảo vệ bản thân và danh dự của bản thân, gia đình.
+ Câu D: Kết quả chung là cái ác đều bị tiêu diệt. Đây là điểm khác của hai sự việc vì “tiêu diệt” được hiểu là “chết” nhưng trong hai trường hợp trên, con hổ thì bị giết chết còn tên địa chủ thì vẫn sống, sau này hắn còn lấy vợ của Võ Tòng khi Võ Tòng đang ngồi trong khám lạnh.
=> Đáp án không đúng là: Kết quả chung là cái ác đều bị tiêu diệt.
Chọn D
Câu 7:
Từ thông tin của đoạn trích, hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí để sắp xếp lại các sự kiện theo thứ tự xảy ra trong nội dung.
Võ Tòng bị tù đày, Võ Tòng lấy vợ, Võ Tòng chém tên địa phủ, Võ Tòng giết con hổ chúa, Võ Tòng bỏ làng ra đi, Võ Tòng chết.
Các sự kiện được sắp xếp theo thứ tự xảy ra trong cuộc đời Võ Tòng là: __________, __________, __________, __________, __________.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Các sự kiện được sắp xếp theo thứ tự xảy ra trong cuộc đời Võ Tòng là: Võ Tòng lấy vợ Võ Tòng chém tên địa chủ Võ Tòng bị tù đày Võ Tòng bỏ làng ra đi Võ Tòng giết con hổ chúa
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích
Lời giải
Suy luận, phân tích:
- Võ Tòng lấy vợ: Đây là sự kiện đầu tiên xảy ra trong cuộc đời Võ Tòng. Võ Tòng có một gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy, lúc có chửa đứa đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng.
- Võ Tòng chém tên địa chủ: Đây là sự kiện thứ hai xảy ra trong cuộc đời Võ Tòng. Vì muốn làm vừa lòng vợ, Võ Tòng liều xách dao đến bụi tre đình làng xẳn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. “Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà…. thì số mày tới rồi!”. Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu.
- Võ Tòng bị tù đày: Đây là sự kiện thứ ba xảy ra trong nội dung. Sau khi giết tên địa chủ, Võ Tòng không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bỏ tay chịu tội. Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ.
- Võ Tòng bỏ làng ra đi: Đây là sự kiện thứ tư xảy ra trong nội dung. Khi trở về làng cũ, Võ Tòng nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi.
- Võ Tòng giết con hổ chúa: Đây là sự kiện cuối cùng xảy ra trong nội dung. Sau khi bỏ làng ra đi, Võ Tòng sống trơ trọi giữa rừng. Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cử nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không hả họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên “Võ Tòng” hay không?
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách phân tích và suy luận, ta có các từ phù hợp để kéo thả vào các vị trí là:
- Vị trí thả 1: Võ Tòng lấy vợ
- Vị trí thả 2: Võ Tòng chém tên địa chủ
- Vị trí thả 3: Võ Tòng bị tù đày
- Vị trí thả 4: Võ Tòng bỏ làng ra đi
- Vị trí thả 5: Võ Tòng giết con hổ chúa.
Câu 8:
Những người trong xã vốn ghét tên địa chủ vì lý do gì?
Chọn các đáp án đúng:
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi
Lời giải
Những người trong xã vốn ghét tên địa chủ vì: Vì tên địa chủ bóc lột và hống hách và Vì tên địa chủ lấy vợ của Võ Tòng làm vợ lẽ
Phân tích, loại trừ:
- Đáp án A, D đúng vì đoạn trích có nói rằng tên địa chủ là người bóc lột và hống hách. Gã đã vu cho Võ Tòng lấy trộm măng tre của hắn và vung ba toong đánh lên đầu Võ Tòng. Gã cũng đã lấy vợ của Võ Tòng làm vợ lẽ khi gã đi tù. Những hành động này cho thấy tên địa chủ là một người ác độc và không có lòng nhân ái.
- Đáp án B sai vì đoạn trích không nói rằng tên địa chủ lấy trộm măng tre của người dân. Gã chỉ vu cho Võ Tòng lấy trộm măng tre của hắn mà thôi. Chúng ta không biết gã có lấy trộm măng tre của người dân khác hay không.
- Đáp án C sai vì đoạn trích có nói rằng tên địa chủ quyền thế nhất xã, nhưng đó không phải là lý do khiến người trong xã ghét gã. Người trong xã ghét gã vì gã bóc lột và hống hách, chứ không phải vì gã quyền thế. Nếu gã quyền thế mà có lòng nhân ái và công bằng, người trong xã có thể không ghét gã.
Chọn A, D
Câu 9:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người Võ Tòng là do gã có từ lúc gã đi giang hồ.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp giải
Đọc kĩ nội dung đoạn trích và trả lời câu hỏi
Lời giải
-> Ý kiến trên: SAI
Trong nội dung đoạn trích có nói rằng những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người Võ Tòng là do gã có từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Điều này cho thấy không ai biết chắc chắn nguồn gốc của những chữ bùa trên người gã. Có thể là do gã có từ lúc gã ở tù, hoặc từ lúc gã đi giang hồ, hoặc từ một thời điểm kháC.
Vì vậy, không thể khẳng định rằng những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người Võ Tòng là do gã có từ lúc gã đi giang hồ.
Chọn B
Câu 10:
Từ thông tin của đoạn trích, hãy hoàn thành nhận định sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí:
Thủy Hử, giết hổ, Tam quốc diễn nghĩa, cứu người, 108, 118
Người ta gọi nhân vật chính trong truyện là Võ Tòng dựa vào sự việc _______ của anh. Sự việc này có mối liên hệ với tác phẩm _______- một tác phẩm kinh điển của cổ điển phương Đông viết về _______ vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Người ta gọi nhân vật chính trong truyện là Võ Tòng dựa vào sự việc giết hổ của anh. Sự việc này có mối liên hệ với tác phẩm Thủy hử - một tác phẩm kinh điển của cổ điển phương Đông viết về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích
Lời giải
Suy luận, phân tích:
- Người ta gọi nhân vật chính trong truyện là Võ Tòng vì: Anh ta giết chết một con hổ chúa hung bạo khi bị nó tấn công.
-> Vị trí 1: giết hổ
- Tên gọi này bắt nguồn từ nhân vật Võ Tòng trong Thủy hử của Thi Nại Am, đây là một hành giả võ nghệ cao cường, trượng nghĩa hào hiệp, có nhiều sự tích nổi tiếng như Võ Tòng đả hổ, Võ Tòng sát tẩu, Võ Tòng đánh Tây Môn Khánh... Anh ta là một trong 108 anh hùng Lương Sơn BạC.
-> Vị trí 2: Thủy hử
-> Vị trí 3: 108
- Đoàn Giỏi có nhắc đến Võ Tòng đánh hổ ở Cảnh Dương cương (Kiến Dương cang) trong truyện Đất rừng phương Nam:
Võ Tòng mà đả hổ
Tại Kiến Dương Cang
Gặp anh thời giữa đàng…
- Ngoài ra, trong truyện cũng nhắc đến “Không biết có phải do đấy mà gã mang tên “Võ Tòng” hay không?” khi kể đến chi tiết Võ Tòng giết hổ.
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách phân tích và suy luận, ta có các từ phù hợp để kéo thả vào các vị trí là:
- Vị trí thả 1: giết hổ
- Vị trí thả 2: Thủy hử
- Vị trí thả 3: 108
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở động vật, quá trình nào giúp chuyển hóa năng lượng từ glucose thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống?
Câu 2:
Những nhận định sau là đúng hay sai?
PHÁT BIỂU |
ĐÚNG |
SAI |
Mục đích thực hiện Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 giống nhau. |
||
Việc so sánh kết quả của các mẫu đồng xu II và IV để ủng hộ giả thuyết: Kẽm được mạ nhiều hơn khi được tiếp xúc với dung dịch bạc nitrat so với dung dịch đồng sunfat. |
Câu 4:
Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống
Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng để chống nhiễm trùng do _______
Câu 5:
Câu 6:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
về câu hỏi!