Câu hỏi:
05/07/2024 446Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA
[0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình tích lũy thặng dư trong lịch sử.
[1] Ý niệm hiện đại hóa xuất hiện trong xã hội Việt Nam mới hơn một thế kỷ, và khi các đô thị lớn của nước ta được thiết lập, chúng cũng đồng thời trở thành địa bàn đi đầu trong việc phô bày quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ nhất. Xét cho cùng, ngày nay không có thành phố nào xây dựng trên bình địa. Chúng luôn là kết quả đi sau của một quá trình kiến tạo vào không gian đã có hay nói cách khác, là quá trình can thiệp vào cái cũ để tạo dựng cái mới. Dưới quan điểm của ngành bảo tồn mới xuất hiện trong vòng một thế kỷ qua, những sự can thiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ di sản. Nhưng bản thân khái niệm di sản cũng là một yếu tố mang tính hiện đại, mới chỉ được tư duy như một phần trong hệ thống các thực hành văn hóa của Việt Nam, khởi sự từ những chương trình triển lãm thuộc địa tại Pháp từ cuối thế kỷ 19 hay các chương trình khảo cứu của Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Mà cũng chỉ những thành phố được xây dựng từ đô thị trung đại như Hà Nội, Huế – chứ không phải những thành phố được xây mới hoàn toàn, phục vụ cho những cuộc khai thác thuộc địa của thực dân như Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Vinh-Bến Thủy… – mới đặt ra các vấn đề về bảo tồn di sản như một phản lực đối với quá trình hiện đại hóa.
[2] Trên thực tế, bảo tồn di sản là một ý niệm vốn mờ nhạt trong tư duy người Việt. Các thế hệ trước không để lại nhiều thông tin về quy chế tồn giữ các di chỉ vật chất. Tuy nhiên, ý niệm bảo tồn trong tư duy cũng được chứng minh qua những cuộc tranh cãi về nghi thức cung đình, mũ áo, nhạc lễ, là trung tâm của nhiều cuộc bàn luận triều chính. Việc phân định các chi tiết, mô típ điêu khắc, kiến trúc gần như chỉ bắt đầu khi có sự xúc tiến của những nhà dân tộc học phương Tây. Vì thế, bảo tồn di sản vật thể thực tế là một ý niệm hiện đại nhập cảng vào Việt Nam. Về phía người Việt, những người sớm có ý thức về bảo tồn di sản chính là những trí thức tân học thời đầu, trong đó có thể kể đến Phạm Quỳnh và Trần Trọng Kim. Ngay cả những người đề xướng canh tân mạnh mẽ cũng ý thức mình đứng trước công việc đầu tiên là ứng xử với di sản tinh thần của người Việt như nền giáo dục cựu học, các văn bản tài liệu kinh điển, v.v… Trong khi đó, bảo tồn di sản thiên nhiên tại các đô thị như các hệ thống sông hồ, cây xanh, cho đến những quy hoạch đầu thập niên 1940 chưa thực sự được chú trọng.
[3] Trong trường hợp Sài Gòn và Hà Nội, hai đô thị này thường được đặt ra như hai phép thử cho việc kiến thiết cũng như xử lý mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống. Có thể thấy ngay từ khi thiết lập chế độ thuộc địa và trong nhiều thập niên sau đó, sự phát triển của đô thị Sài Gòn gần như không phải đối diện với thách thức của việc bảo tồn. Những thứ được truyền thông ngày nay tranh luận về việc bảo tồn, chính là những dấu mốc của quá trình hiện đại hóa Sài Gòn, như nhà văn Sơn Nam đã viết: “[Khoảng 1860-1862], chúng mở vài con đường nhằm lợi ích quân sự và giao thông vận tải. Trước tiên là chỉnh đốn, mở rộng những con đường mòn có sẵn từ trước. Rồi thêm đường nay là Lê Thánh Tôn, từ Sài Gòn tới mé sông. Đường trải đá ong, không sạch sẽ cho lắm… Từ xưa, Bến Nghé có sẵn nhiều kinh thoát nước ở vị trí đường Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Pasteur và nhiều rạch nhỏ đổ ra sông Sài Gòn. Bấy giờ, có ý kiến nên để y như cũ rồi đào thêm nhiều kinh khác cho ghe thuyền tới lui dễ dàng, đường thủy thay thế cho lộ xe. Ban đầu thì nạo vét cho sâu, cho ăn thông vào nhau với con kinh mới đào nằm ngang (lấp lại trở thành đường Lê Lợi). Nhưng sau rốt lại đảo lộn kế hoạch cho lấp tất cả kênh rạch với đất từ vùng cao đem xuống. Thời ấy bên Pháp còn dùng loại xe có ngựa kéo làm phương tiện tư hoặc công cộng, chưa hoàn chỉnh việc sáng chế xe hơi. Với lộ xe dùng cho xe có ngựa kéo, thực dân tưởng là đường sá rộng rãi, nào ngờ sau này với xe hơi thì trở thành chật hẹp”.
[4] Những công trình lớn của Sài Gòn nhiều thập niên, là những vật chứng của quá trình hiện đại hóa như dinh Norodom mang phong cách kiến trúc cổ điển đế chế đặc trưng những năm 1860-1870, và một thế kỷ sau thay bằng dinh Độc Lập cũng mang tinh thần hiện đại giai đoạn đương thời. Ở hướng ngược lại, khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội và tiến hành quy hoạch thành phố theo mô hình phương Tây vào cuối thế kỷ 19, họ đã tranh cãi về việc giữ lại những di sản kiến trúc hay cảnh quan. Và cuộc tranh cãi này báo hiệu cho hơn một thế kỷ các quy hoạch được đặt dưới áp lực bảo tồn.
(Theo bài viết “Bảo tồn và chế tạo di sản đô thị”, Nguyễn Trương Quý, đăng trên http://tiasang.com.vn/ ngày 05/08/2017)
Theo bài viết, mối quan hệ giữa đô thị hóa và những công trình lịch sử chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa là sự tác động qua lại, mang đến những giá trị mới cho hình ảnh đô thị là đúng hay sai?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đọc nội dung phần sapo, xác định thông tin liên quan tới mối quan hệ của quá trình đô thị hóa và các công trình lịch sử là việc "làm mất nhiều dấu vết"; đô thị hóa là sản phẩm của quá trình tích lũy thặng dư" chứ không tạo nên giá trị mới cho các di tích lịch sử.
Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Điền từ thích hợp trong đoạn [1] (không quá ba tiếng) hoàn thành nhận định sau:
“Trong khoảng hơn một thế kỷ nay, khi các đô thị bắt đầu hình thành, khi con người thực hiện những cải cách lớn, kiến tạo vào không gian đã có hay nói ngắn gọn là ý niệm (1) ______ dần trở nên quen thuộc thì những di sản văn hóa cũng đứng trước nỗi lo bị xóa nhòa, thậm chí biến mất.”
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
“Trong khoảng hơn một thế kỷ nay, khi các đô thị bắt đầu hình thành, khi con người thực hiện những cải cách lớn, kiến tạo vào không gian đã có hay nói ngắn gọn là ý niệm (1) hiện đại hóa dần trở nên quen thuộc thì những di sản văn hóa cũng đứng trước nỗi lo bị xóa nhòa, thậm chí biến mất.”
Giải thích
Dọc nội dung đoạn [1], xác định việc "cải tạo cái cũ", "kiến tạo vào không gian" chính là quá trình "hiện đại hóa" và "những sự can thiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ phá cỡ di sản".
Câu 3:
Hải Phòng, Hà Nội, EFEO, Huế
Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, khi những cuộc triển lãm thuộc địa hay khảo cứu do _______ được tổ chức, khái niệm di sản bắt đầu được biết đến; khác với _______ - một thành phố thuộc địa, _______ và Huế đứng trước những bàn luận giữa việc hiện đại hóa và bảo tồn những giá trị di sản văn hóa.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, khi những cuộc triển lãm thuộc địa hay khảo cứu do EFEO được tổ chức, khái niệm di sản bắt đầu được biết đến; khác với Hải Phòng - một thành phố thuộc địa, Hà Nội và Huế đứng trước những bàn luận giữa việc hiện đại hóa và bảo tồn những giá trị di sản văn hóa.
Giải thích
Căn cứ vào các từ khóa "cuối thế kỉ XIX", "khảo cứu"... xác định thông tin nằm trong đoạn [1] của bài viết. Tổng hợp nội dung đoạn [1] xác định: vấn đề bảo tồn di sản được đặt ra trong quá trình xây dựng, cải tạo tại một số đô thị trung đại (Hà Nội, Huế), còn các đô thị mới, được xây trong quá trình khai thác thuộc địa (Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai...) thì không.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào từ khóa "ý niệm về bảo tồn" xác định thông tin cần tìm nằm trong đoạn [2] của văn bản: "bảo tồn di sản là một ý niệm mờ nhạt với tư duy người Việt", "cuộc tranh cãi về nghi thức cung đình", "công việc đầu tiên là ứng xử với di sản tinh thần của người Việt".
Chọn B
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Đọc thông tin trong đoạn [2] của văn bản, kết hợp với hiểu biết cá nhân để tìm ra câu trả lời đúng. Di sản vật thể là những công trình kiến trúc, điêu khắc, việc bảo tồn là lưu giữ những giá trị văn hóa; cần phân biệt việc "bảo tồn" - lưu giữ cái cũ với "quy hoạch" - tổ chức, sắp xếp làm ra một hệ thống, cả cái mới và cái cũ.
Chọn B
Câu 6:
Vì sao Sài Gòn lại trở thành "đô thị được đặt ra như hai phép thử cho việc kiến thiết" với Hà Nội?
Lời giải của GV VietJack
Đọc nội dung đoạn [3], xác định "Sài Gòn và Hà Nội, hai đô thị này thường được đặt ra như hai phép thử cho việc kiến thiết cũng như xử lý mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống" và lý do Sài Gòn không phải đối diện với "thách thức của việc bảo tồn" là do: "Những thứ được truyền thông ngày nay tranh luận về việc bảo tồn, chính là những dấu mốc của quá trình hiện đại hóa Sài Gòn" - những thứ được coi là cũ ngày nay cũng chỉ mới đc xây dựng ở thế kỉ XIX.
Chọn A
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Đọc nội dung đoạn [3] và tổng hợp ý kiến của nhà văn Sơn Nam, chú ý phân biệt giữa cái ban đầu (ý định đầu tiên" và cái cuối cùng, được quy hoạch lại "sau rốt lại đảo lộn kế hoạch". Trong đó, Pháp đã quy hoạch Sài Gòn: "lấp tất cả kinh rạch với đất từ vùng cao đem xuống", "lộ xe dùng cho xe có ngựa kéo".
Chọn D
Câu 8:
Theo nghiên cứu của nhà văn Sơn Nam, những con đường lớn của Sài Gòn ngày nay, trước đây, vốn là những kinh rạch rộng rãi, đổ ra sông Sài Gòn nhằm mục đích giao thương trong vùng là đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Đọc thông tin trong đoạn [3] của văn bản, xác định hệ thống đường giao thông chính của Sài Gòn ngày này là quá trình "mở rộng những con đường mòn có sẵn từ trước" và "thêm đường"; vậy nên, không phải tất cả những con đường lớn đều do lấp kênh rạch mà thành.
Chọn A
Câu 9:
Lời giải của GV VietJack
Đọc và xác định thông tin nằm trong đoạn [4] của văn bản: "dinh Norodom mang phong cách kiến trúc cổ điển đế chế đặc trưng những năm 1860-1870".
Chọn A
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
Tổng hợp thông tin bài viết kết hợp với phương pháp loại trừ, xác định: bài viết nêu lên mối quan hệ giữa hiện đại hóa và bảo tồn di sản văn hóa, dẫn chứng về quá trình hiện đại hóa ở nhiều nơi khác nhau: Hà Nội, Sài Gòn, Nam Định...
Chọn DCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Câu 2:
Kéo thả các từ vào vị trí thích hợp.
quy mô quần thể, tốc độ sinh trưởng, thời gian kiếm ăn, tỉ lệ sinh sản/ tử vong
Theo nhà nghiên cứu 1, yếu tố _______ không thể theo dõi một cách dễ dàng ở loài chim biển.
Câu 4:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Sao Diêm Vương có đường kính xấp xỉ
Câu 5:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Dựa trên lời giải thích của học sinh 3, trong các khí được liệt kê ở Bảng 1 thì xenon lan ra nhanh nhất ở 25°C.
Câu 6:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Theo thí nghiệm 1, phân lập B có số lượng vi khuẩn phát triển lớn nhất khi được cung cấp nguồn carbon là galactose.
về câu hỏi!