Câu hỏi:
13/07/2024 527Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Cả tế bào gan và tế bào α đảo tuỵ đều có gene mã hoá cho hormone glucagon và protein albumin (một loại protein trong huyết tương). Tuy nhiên, hormone glucagon chỉ xuất hiện trong các tế bào α đảo tuỵ còn albumin chỉ xuất hiện trong các tế bào gan. Hãy giải thích hiện tượng trên.
b) Trong hệ thống lactose ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen lacI dẫn đến protein điều hoà bị mất hoạt tính thì sự biểu hiện của nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY và lacA trên operon lac có thể bị ảnh hưởng như thế nào?Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Hiện tượng trên là do cơ chế điều hòa biểu hiện gene. Trong quá trình biệt hoá, mỗi loại tế bào khác nhau sẽ đóng hoặc mở các gene nhất định để hình thành các tế bào chuyên hóa có chức năng khác nhau. Ở tế bào gan và tế bào α đảo tụy đều có gene mã hoá cho hormone glucagon và protein albumin, tuy nhiên, gene mã hoá cho hormone glucagon bị đóng ở tế bào gan còn gene mã hoá protein albumin bị đóng ở tế bào α đảo tụy nên hormone glucagon chỉ xuất hiện trong các tế bào α đảo tụy còn albumin chỉ xuất hiện trong các tế bào gan.
b) Khi gene lacI bị đột biến dẫn đến protein điều hoà bị mất hoạt tính thì protein này không còn khả năng liên kết với vùng operator, do đó, các gene cấu trúc luôn được phiên mã dù môi trường có hay không có lactose.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đoạn mạch khuôn của một gene ở vi khuẩn có trình tự các nucleotide như sau:
3’… TAC TCA GCG GCT GCA ATT …5’
a) Xác định trình tự các nucleotide của mạch bổ sung với mạch khuôn trên.
b) Có bao nhiêu codon trong đoạn phân tử mRNA do đoạn gene trên mã hoá.
Câu 2:
Khi nói về di truyền gene ngoài nhân, các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích.
a) Gene trong tế bào chất của tế bào sinh giao tử khi bị đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình ở đời con.
b) Hiện tượng di truyền gene ngoài nhân còn được gọi là di truyền theo dòng mẹ.
c) Dựa trên cơ sở hiện tượng di truyền gene ngoài nhân, người ta gây bất thụ đực ở ngô nhằm tăng năng suất cây trồng.
d) Tính trạng do gene ngoài nhân quy định biểu hiện không đồng đều ở đời con.
Câu 3:
Câu 4:
Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X dẫn đến thiếu hụt yếu tố antihemophilic A và antihemophilic B tham gia vào quá trình đông máu nên không thể hình thành cục máu đông. Khi phân tích tế bào của sáu bé trai (kí hiệu từ A đến G) mắc bệnh máu khó đông, người ta thấy trên nhiễm sắc thể X của những bé trai này đều bị đột biến mất một đoạn nhỏ thuộc các vùng khác nhau (kí hiệu từ 1 đến 12) (Hình 1).
a) Cho biết gene mã hoá các yếu tố đông máu có thể nằm trên vùng nào của nhiễm sắc thể X. Giải thích.
b) Khi sử dụng các kĩ thuật xét nghiệm, người ta nhận thấy các bé trai này ngoài bị máu khó đông còn mắc một số rối loạn di truyền khác. Giải thích.
c) Tại sao bệnh máu khó đông thường gặp ở các bé trai? Nhiễm sắc thể X mang gene đột biến ở những đứa trẻ này được di truyền từ bố hay mẹ? Giải thích.
Câu 5:
Khi lai thuận nghịch hai giống lúa đại mạch có lá màu xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như Hình 3. Hãy nhận xét và giải thích kết quả của phép lai.
Câu 6:
Ở người, bệnh galactosemia do đột biến gene lặn gây thiếu hụt enzyme trong con đường chuyển hoá galactose, dẫn đến tích tụ galactose trong máu. Hình 2 mô tả tóm tắt con đường chuyển hoá này.
a) Hãy cho biết mối quan hệ giữa các gene A, B, C mã hoá cho các enzyme tương ứng là A, B, C trong con đường chuyển hoá galactose (biết mỗi enzyme do một gene quy định).
b) Trường hợp nào sau đây có thể sinh ra con mắc bệnh galactosemia và cho biết đứa trẻ bị thiếu hụt enzyme nào?
(1) AaBBCc × AaBbCC.
(2) AABBCc × AaBbCC.
(3) AaBbCc × AABBCc.
về câu hỏi!