Câu hỏi:
25/07/2024 394Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
(1) Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
(2) Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
(3) Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
(4) Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
(5) Phất phơ hồn của bông hường,
(6) Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
(7) Nghe chừng gió nhớ qua sông,
(8) E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
(9) Không gian như có dây tơ,
(10) Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
(11) Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
(12) Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...
(Xuân Diệu, Chiều, Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội Nhà văn, 2004)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Xác định đoạn trích có các câu 6 chữ và câu 8 chữ đan xen nhau nên đây là thể thơ lục bát. Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Xác định từ khóa “như” trong câu thơ. So sánh: “Không gian như có dây tơ” dùng để diễn tả không gian mong manh như sợi tơ. Chọn A.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Văn bản được đưa ra là một bài thơ (một tác phẩm nghệ thuật) nên phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ này là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Chọn C.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Đọc và tìm kiếm các từ “lá hồng”, “bông hường”, “ruộng nương”, “lau lách” trong bài thơ:
- Lá hồng: xuất hiện trong câu thơ (3): “Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn”.
- Bông hường: xuất hiện trong câu thơ (5): “Phất phơ hồn của bông hường”.
- Ruộng nương: không xuất hiện.
- Lau lách: xuất hiện trong câu thơ (8): “E bên lau lách thuyền không vắng bờ”.
→ Chọn C.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” và “Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn” chính là nỗi buồn vu vơ, vô cớ.
- “Lá hồng rơi lặng”, “phất phơ hồn của bông hường”, “gió nhớ qua sông” ... diễn tả nỗi buồn của tác giả thấm vào cảnh vật, khiến cho cả không gian đượm màu buồn bã.
Như vậy, cảm xúc chủ đạo được nhà thơ thể hiện trong văn bản là nỗi buồn vu vơ thấm đượm lên cảnh vật. Chọn B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tổng \(S\) của các nghiệm của phương trình \(\sin x = \frac{1}{2}\) trên đoạn \(\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]\) là
Câu 3:
Trung tâm A chứa tối đa mỗi phòng học là 200 em học sinh. Nếu một phòng học có x học sinh thì học phí cho mỗi học sinh là \({\left( {9 - \frac{x}{{40}}} \right)^2}\) (nghìn đồng). Một buổi học thu được số tiền học phí cao nhất là bao nhiêu nghìn đồng?
Câu 4:
Người ta muốn xây một cái bể chứa nước dạng khối hộp chữ nhật không nắp có thể tích \(\frac{{500}}{3}\,\,\;{{\rm{m}}^3}\). Đáy bể là hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, giá thuê nhân công để xây bể là \[500\,\,000\] đồng\(/{{\rm{m}}^2}.\) Nếu biết xác định kích thước của bể hợp lí thì chi phí thuê nhân công sẽ thấp nhất, chi phí thấp nhất bằng bao nhiêu triệu đồng?
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
(Vợ nhặt – Kim Lân)
Các kết hợp “dựng vợ gả chồng, ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái” trong đoạn trích được gọi là gì?
Câu 6:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Nguyễn Trãi, Cảnh ngày hè, Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục)
Hiệu quả nghệ thuật của từ láy “lao xao”, “dắng dỏi” là gì?
về câu hỏi!