Câu hỏi:
27/07/2024 170Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: ...............
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường:
Trong cảm nhận của nhà thơ, những âm thanh của tiếng Việt đều là lời ăn tiếng nói hàng ngày của cha ông, những con người bình dị, “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng đã góp phần làm phong phú thêm tiếng nói dân tộc.
- Tiếng mẹ gọi vang lên trong không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thuộc với những hình ảnh như cánh cò trắng trên cánh đồng xa, con nghé bùn ướt đẫm lưng, hàng cau, tre gió thổi xào xạc. Các biện pháp tu từ nhân hoá (cò trắng rủ nhau về), đảo ngữ (xạc xào gió thổi) góp phần gợi lên trong lòng người đọc cảm giác ấm áp, thân thương.
- Qua khổ thơ 2 và 4, tác giả cho thấy tiếng Việt rất gần gũi với cuộc sống lao động và tâm tư tình cảm của người Việt. Đó là tiếng nói vang lên từ cuộc sống lao động nhọc nhằn, gian truân (tiếng hò kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng nước lũ dập dồn chân đê); cũng là tiếng nói chứa chan tình nghĩa yêu thương sâu nặng của đôi lứa, vợ chồng (Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương; Muối mặn gừng cay lòng khế xót). Những câu thơ cho ta thấy sự cảm thông, thấu hiểu sâu sắc của nhà thơ đối với tâm tư tình cảm và cuộc sống lam lũ của người lao động.
- Qua lời của cha, tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng với đời sống của một con người. Bởi đó là phương tiện để các thế hệ đi trước trao truyền những bài học, những kinh nghiệm sống cho các thế hệ đi sau (khi vun cành nhóm lửa, hun thuyền gieo mạ, đưa nôi). Biện pháp tu từ điệp ngữ (lặp từ khi) thể hiện vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) ghi lại cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện qua các khổ thơ 5, 6, 7 của bài thơ Tiếng Việt.
Câu 2:
Mạch cảm xúc của bài thơ: ..........................................................................................
Nhận xét về kết cấu của bài thơ: ..................................................................................
Câu 3:
Chủ đề, căn cứ xác định chủ đề và cảm hứng chủ đao của bài thơ Tiếng Viêt:
Chủ đề: ........................................................................................................................
Căn cứ xác định chủ đề: ...............................................................................................
Cảm hứng chủ đạo: ......................................................................................................
Câu 4:
Những liên tưởng mà các yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả: .........
Phân tích một vài câu thơ thể hiện sự kiên tưởng thú vị, độc đáo: .............................
Câu 5:
Sức mạnh trường tồn của tiếng Việt được tác giả làm nổi bật trong các khổ thơ từ 8 – 12: ................................
Câu 6:
Những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt:
Số tiếng trong mỗi dòng: .............................................................................................
Cách gieo vần: .............................................................................................................
Cách ngắt nhịp: ...........................................................................................................
về câu hỏi!