Câu hỏi:
27/07/2024 247Sức mạnh trường tồn của tiếng Việt được tác giả làm nổi bật trong các khổ thơ từ 8 – 12: ................................
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sức mạnh trường tồn của tiếng Việt được tác giả làm nổi bật trong các khổ thơ từ 8 – 12:
- Trong không gian địa lí: Tiếng Việt tồn tại cả ở những hòn đảo xa xôi cách biệt với đất liền. Nghệ thuật đối lập đảo nhỏ và biển rộng kết hợp với từ láy xa xôi làm nổi bật sức mạnh lan toả của tiếng Việt tới những nơi xa xôi nhất của Tổ quốc.
- Trong thăng trầm lịch sử: Tiếng Việt vẫn tồn tại ngay cả khi đất nước rơi vào tay kẻ thù. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đối lập tiếng chẳng mất với Loa Thành đã mất và nhắc lại chi tiết kì ảo trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ (Mị Châu chết hoá thành ngọc trai, cát vùi sóng dập càng thêm sáng) để nhấn mạnh sức sống của tiếng Việt ngay cả trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm.
- Trong nhọc nhằn cuộc sống: Tiếng của những người “ăn cầu ngủ quán cũng không thể bị dập vùi bởi cơ cực, nhọc nhằn của cuộc sống. Ngược lại, nó đã toả sáng trong những vần thơ đầy tình yêu thương của thi hào Nguyễn Du: “Cũng có kẻ nằm cầu gối đất/ Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi/ Thương thay cũng một kiếp người/ Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!” (Văn tế thập loại chúng sinh).
Từ láy vằng vặc vốn diễn tả ánh trăng rất sáng, không một chút gợn, được nhà thơ dùng để biểu đạt vẻ đẹp rạng rỡ không gì có thể làm lu mờ của ngôn từ cất lên từ tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du trước những mảnh đời bất hạnh.
Câu “Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay” (khổ thơ 11) gợi khả năng vô tận của tiếng Việt trong việc biểu đạt những trạng thái tình cảm phong phú của con người.
- Trong sự đa dạng của ngôn ngữ: Biện pháp tu từ liệt kê (cao quý, thâm trầm, rực rỡ, vui tươi) làm nổi bật vẻ đẹp phong phú của các ngôn ngữ trên thế giới. Giữa muôn ngàn tiếng nói giàu đẹp, sang trọng, tiếng Việt vẫn toả sáng một vẻ đẹp riêng. Đó là thứ tiếng giàu cảm xúc, có khả năng lay động trái tim con người. Biện pháp tu từ so sánh (như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ, như đời mẹ đắng cay, như hồn dân tộc Việt); biện pháp tu từ nhân hoá (mai về trúc nhớ) kết hợp với các từ láy (rung rinh, vời vợi, nghẹn ngào, trong trẻo) đã tô đậm đặc tính giàu cảm xúc, đậm đà bản sắc, chứa đựng hồn dân tộc của tiếng Việt.
- Trong hiện tại và tương lai: Tiếng Việt đang và vẫn sẽ là một sinh ngữ tồn tại trong cộng đồng, kết nối tâm tư, tình cảm của người Việt. Được sống giữa những người cùng chung tiếng nói, tác giả có cảm giác thật gần gũi, thân thiết. Biện pháp tu từ so sánh (như vị muối chung lòng biển mặn, như dòng sông thương mến chảy muôn đời) giúp người đọc cảm nhận, hình dung được sự rộng lớn của cộng đồng sử dụng tiếng Việt cũng như niềm tin vào sự trường tồn của tiếng Việt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) ghi lại cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện qua các khổ thơ 5, 6, 7 của bài thơ Tiếng Việt.
Câu 2:
Mạch cảm xúc của bài thơ: ..........................................................................................
Nhận xét về kết cấu của bài thơ: ..................................................................................
Câu 3:
Những việc cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt : ......................................
Câu 4:
Những liên tưởng mà các yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả: .........
Phân tích một vài câu thơ thể hiện sự kiên tưởng thú vị, độc đáo: .............................
Câu 5:
Chủ đề, căn cứ xác định chủ đề và cảm hứng chủ đao của bài thơ Tiếng Viêt:
Chủ đề: ........................................................................................................................
Căn cứ xác định chủ đề: ...............................................................................................
Cảm hứng chủ đạo: ......................................................................................................
Câu 6:
Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: ...............
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!