Câu hỏi:
27/07/2024 196Những liên tưởng mà các yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả: .........
Phân tích một vài câu thơ thể hiện sự kiên tưởng thú vị, độc đáo: .............................
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Những liên tưởng mà các yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả:
Trong khổ thơ thứ 5:
- Âm thanh của tiếng Việt:
+ Từ láy tha thiết, ríu rít; hình ảnh so sánh nói thường nghe như hát, như gió nước không thể nào nắm bắt.
+ Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận cụ thể vẻ đẹp trong trẻo, thánh thót, kì diệu của tiếng Việt về phương diện âm thanh, thể hiện tình yêu thiết tha của nhà thơ dành cho tiếng Việt.
- Dấu thanh của tiếng Việt:
+ Thanh huyền: thấp nhất trong nhóm thanh trầm và hướng đi xuống tạo dư âm trầm lắng, bình lặng.
+ Thanh ngã: cao nhất trong nhóm thanh bổng và hướng đi lên gợi những xúc cảm chênh chao.
+ Thanh hỏi: thể hiện những băn khoăn về lịch sử “ngàn đời lửa cháy” của dân tộc.
- Từ ngữ trong tiếng Việt gợi lên những liên tưởng độc đáo:
+ Từ vườn khiến nhà thơ như được đắm mình trong một không gian “rợp bóng lá cành vươn”.
+ Từ suối cho cảm giác “mát lịm ở đầu môi” như uống dòng nước đầu nguồn trong lành.
=> Từ ngữ tiếng Việt bản thân chúng đã hàm chứa khả năng gợi hình, gợi cảm rất thú vị. Từ những khám phá tinh tế về sự độc đáo của các yếu tố trong tiếng Việt, tác giả đi đến nhận xét rằng tiếng Việt đã có sự hoàn thiện từ rất sớm: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói”. Từ vẹn tròn đã khái quát vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ của tiếng Việt.
Phân tích một vài câu thơ thể hiện sự kiên tưởng thú vị, độc đáo: tiếng Việt như bùn và như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tác dụng: Gợi lên trong người đọc những cảm nhận cụ thể về sự óng ả, mượt mà, mềm mại của tiếng Việt cũng như khả năng diễn tả tinh tế những cảm xúc, rung động thầm kín của con người (như bài ca dao: “Đêm qua ra đứng bờ ao/ Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ/ Buồn trông con nhện giăng tơ/ Nhện ơi nhện hơi nhện chờ mối ai?” mà nhà thơ nhắc đến trong bài). Cùng với thán từ ôi, những hình ảnh so sánh đã góp phần biểu đạt tình yêu và sự thán phục của nhà thơ trước vẻ đẹp của tiếng Việt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) ghi lại cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện qua các khổ thơ 5, 6, 7 của bài thơ Tiếng Việt.
Câu 2:
Mạch cảm xúc của bài thơ: ..........................................................................................
Nhận xét về kết cấu của bài thơ: ..................................................................................
Câu 3:
Chủ đề, căn cứ xác định chủ đề và cảm hứng chủ đao của bài thơ Tiếng Viêt:
Chủ đề: ........................................................................................................................
Căn cứ xác định chủ đề: ...............................................................................................
Cảm hứng chủ đạo: ......................................................................................................
Câu 4:
Sức mạnh trường tồn của tiếng Việt được tác giả làm nổi bật trong các khổ thơ từ 8 – 12: ................................
Câu 5:
Phân tích một hình ảnh thơ cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi, thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: ...............
Câu 6:
Những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt:
Số tiếng trong mỗi dòng: .............................................................................................
Cách gieo vần: .............................................................................................................
Cách ngắt nhịp: ...........................................................................................................
về câu hỏi!