Câu hỏi:
27/07/2024 1,199(5 điểm) Viết theo 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2.
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) về bình đẳng giới.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
Trong bài 2 em đã được học rất nhiều tác phẩm, nhưng tác phẩm em thích nhất đó là bài Muôn sắc hoa tươi. Qua bài đọc muôn sắc hoa tươi em thấy được sự bình đẳng giữa bạn nam và bạn nữ. Mỗi người trong lớp đều là một bông hoa đẹp, đều là một ngôi sao sáng trên bầu trời, ai cũng mang trong mình một sự xinh đẹp riêng một phẩm chất tốt đẹp, không ai thua kém ai.
b)
Trong tác phẩm Lớp trưởng lớp tôi nhân vật lớp trưởng Vân đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và sự nể phục. Vân được bầu làm lớp trưởng nhưng lại không có được sự tin tưởng từ các bạn, chỉ vì các bạn nghĩ rằng lớp trưởng phải là một người có dáng vóc, học giỏi, nhanh nhẹn và tháo vát nhưng ở Vân các bạn lại không thấy được điều đó. Trải qua thời gian ngắn khi nhận chức, Vân đã tự mình nỗ lực chứng minh được cho các bạn thấy mình có đủ khả năng để đảm nhiệm chức vụ lớp trưởng này, và Vân đã lấy được sự tin tưởng và tín nhiệm từ các bạn. Qua bài đọc đó em rút ra cho mình một bài học rằng, không chỉ có các bạn nam mới có thể làm những công việc lớn, các bạn nữ cũng có thể chỉ cần các bạn nỗ lực và cố gắng thì sẽ làm được
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(2 điểm) Viết lại câu dưới đây, dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
Mục đích của chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” (một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động) là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Câu 2:
Tìm trong khổ thơ cuối một hình ảnh đẹp thể hiện ý nghĩa của bài thơ. Viết lại những câu thơ thể hiện hình ảnh đẹp đó.
Câu 3:
Cần thêm dấu gạch ngang vào 4 vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? Gạch dưới từ cần thêm dấu gạch ngang ở phía trước:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.
− Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ:
– Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ...
Mẹ cười:
– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Câu 5:
a) Có thể thay dấu câu nào trong đoạn văn dưới đây bằng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu? Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng:
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ lớp gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục...
|
- Dấu chấm. |
|
- Dấu phẩy. |
|
- Dấu ngoặc đơn. |
|
- Dấu ba chấm. |
b) Viết lại đoạn văn trên, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 6:
Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? Gạch dưới từ cần thêm dấu gạch ngang ở phía trước:
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
về câu hỏi!