Câu hỏi:
31/07/2024 948Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Hồi ấy, cha tôi 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá, xui rủi sao một hôm nọ bị máy chém cụt mất tay trái, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy cô gái điên có chút nhan sắc thì động lòng, quyết định đem cô về nhà làm vợ cho cha tôi, đợi đến khi cô ta sinh cho nhà tôi “đứa nối dõi” thì sẽ đuổi đi [...]
Không ngờ, năm tôi lên 6 tuổi, mẹ tôi đột ngột trở về sau 5 năm lang thang. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó áo quần rách bươm, tóc tai còn vương những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là ngủ đêm trong đống cỏ nào. Tôi quay đầu chạy một mạch. Tôi không thèm người mẹ điên này. Còn bà nội và cha tôi sau đó đã đưa mẹ về nhà.
Khi xưa, bà nội đuổi mẹ tôi đi, lương tâm bà vô cùng cắn rứt, bà ngày càng già yếu, trái tim bà cũng không còn sắt đá được nữa, nên bà đưa mẹ về. [...]
Tôi vào lớp Một, cha được một hộ nuôi cá ở làng bên mướn đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn làm ruộng dưới sự dạy dỗ của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không gây ra rắc rối nào lớn nữa. [...]
Một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp Ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội liền sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi, mẹ đã ngã ì oạch mấy lần nên toàn thân trông như con khỉ lấm bùn. Mẹ đứng ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi: “Thụ… ô…”. Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi thì như ngồi trên bàn chông, lòng oán hận mẹ khủng khiếp. Hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi mất thể diện, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu chọc ghẹo.
Trong lúc nó đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp lấy cái hộp bút trước mặt, đập mạnh cho nó một phát, nhưng Phạm Gia Hỷ đã tránh được. Nó lao tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co quyết liệt. Tôi vốn nhỏ con, không phải là đối thủ của nó, bị nó đè xuống đất dễ dàng. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng “vút” kéo dài từ ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp lao vào, tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
Mẹ không biết rằng mình đã gây ra đại họa. Trước mặt tôi, mẹ tỏ vẻ lấy lòng. Tôi hiểu ra đây chính là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, nhưng tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì mẹ không đành lòng nhìn con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Tôi không kìm được nữa, kêu lên: “Mẹ!”. Và đó là tiếng gọi “Mẹ” đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. [...]
Mùa hè năm 2000, tôi thi đậu vào trung học với kết quả xuất sắc. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn làm thuê với 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi do mẹ đảm đương, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa mẹ mang đi cho tôi. 20 km đường núi ngoằn ngoèo làm mẹ khổ sở ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. [...]
Một chủ nhật, mẹ lại đến. Không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: “Ngọt quá mẹ, ở đâu ra vậy?” Mẹ nói: “Tôi… tôi hái…”. Tôi không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “Mẹ à, mẹ ngày càng tài giỏi!”. Mẹ cười hì hì. [...]
Trước khi mẹ về, tôi luôn miệng dặn dò mẹ phải đi đứng cẩn thận, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập cho kì thi cuối cùng của bậc phổ thông. Ngày hôm sau, khi tôi đang ở trên lớp, bà thím hấp tấp chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi, mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói mẹ đưa và về hôm qua rồi. Thím nói: “Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!”
Tim tôi thót lên một cái, không phải mẹ đi lạc đường đấy chứ? Chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: “Mẹ mày có nói gì không?”. Tôi bảo không, mẹ chỉ đem cho cháu chục quả đào dại. Thím đập hai tay: “Thôi chết rồi, hỏng thật rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!” [...]
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã đông lại thành một đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức cảm thấy ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, kêu gào thảm thiết: “Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận khi đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ…! Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào…”. Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc đến mức những hòn đá trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
(Mẹ điên, Trang Hạ dịch)
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nội dung chính của câu chuyện trên là: Cuộc đời khổ cực của một người mẹ bị bệnh tâm thần và tình yêu thương vô điều kiện của bà dành cho con trai duy nhất. Đây là hai nội dung được nhấn mạnh và diễn biến suốt câu chuyện. Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Ngôi kể thứ nhất: Đây là đáp án đúng, vì người kể chuyện là người con trai duy nhất của người mẹ bị bệnh tâm thần, và sử dụng các đại từ nhân xưng như “tôi, mẹ tôi, cha tôi, bà nội tôi,…” để miêu tả quan điểm và cảm xúc của mình. Chọn B.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Tâm trạng của nhân vật tôi khi được mẹ bảo vệ, giúp đỡ thoát khỏi cảnh ăn hiếp của bạn bè đó là cảm động. Chọn D.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Nhân vật tự kể lại câu chuyện: Đây là một phương thức làm cho tác phẩm chân thực, gần gũi vì nó cho thấy nhân vật có sự liên kết và gắn bó với câu chuyện. Bài đọc được kể từ góc nhìn của nhân vật tôi, ví dụ “Tôi quay đầu chạy một mạch”. hay “Tôi hiểu ra đây chính là tình yêu của mẹ”. Điều này giúp tác phẩm chân thực, gần gũi, vì người đọc có thể cảm nhận được quan điểm và cảm xúc của nhân vật, cũng như sự phát triển và trưởng thành của anh qua từng giai đoạn trong cuộc đời. Chọn B.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Nội dung không được suy ra từ câu chuyện là: Đấu tranh giữa cái ác và cái thiện, cái đẹp và cái xấu. Vì bài đọc không nói về sự đối lập hay xung đột giữa các giá trị hay nhân vật. Bài đọc chỉ nói về sự phát triển của nhân vật tôi trong quan hệ với mẹ và cuộc sống. Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống như một ván bài lật ngửa, chẳng còn bí mật nào để giữ lại nữa.
(2) Sức mạnh ngầm là những gì mà sự khiêm tốn thường mang lại cho người sở hữu nó. Những người khiêm tốn thường nhận được cảm tình của đám đông. Đám đông thường không chấp nhận sự khoác lác hay khoe khoang, dù không phải người khoe khoang nào cũng sai. Kể cả khi bạn nói: bạn không cần sự ủng hộ của đám đông, thì sự khiêm tốn cũng giúp bạn nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống. Bạn luôn tự biết mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Bạn sẽ còn tiến xa, vì những gì bạn hiểu về bản thân là vô cùng quan trọng.
(3) Tuy nhiên, xin đừng nhầm lẫn khái niệm khiêm tốn với thói quen tự hạ thấp mình để lấy lòng người khác. Có những người luôn nói với cấp trên rằng mình là kẻ bất tài, hèn kém, trong khi họ nghĩ tới điều ngược lại. Sự hạ thấp mình này thường khiến người đối diện cảm thấy thương hại, không đề phòng. Để cho người khác phải cảm thấy thương hại không phải là ý nghĩa của sự khiêm tốn. Khiêm tốn khác với sự dối lòng. Nếu bạn biết rằng mình xứng đáng đứng ở vị trí số một mà lại cứ phải nói ra điều ngược lại thì đó không phải là bản lĩnh của kẻ mạnh. Không có gì khổ tâm và hèn kém hơn việc phải tự hạ thấp bản thân để làm vừa lòng những người thích sự xu nịnh, luồn cúi. Hãy hiểu sự khiêm tốn giống như cách nói bình tĩnh từ một suy nghĩ bình tĩnh và chín chắn. Bạn không nhận thành tích về mình, bởi vì bạn hiểu rõ những điểm yếu trong con người bạn. Hãy giữ lại chút bí mật về bản thân bạn bằng thái độ khiêm nhường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
(Alpha Books biên soạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường,
NXB Lao động Xã hội, 2015, tr.109-111)
Trong đoạn (1), việc tác giả hình dung về câu chuyện cậu bé khiêm tốn và cậu bé khoác lác có tác dụng gì?
Câu 5:
Câu 6:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN PHÂN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2020
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2010-2020?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
về câu hỏi!