Câu hỏi:
31/07/2024 508Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi… Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên… Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ, mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kì tích.
Hãy nhớ lại lúc bé thơ. Khi nào mẹ cho bạn cầm kéo cắt hình chiếc lá: đó là khi mẹ tin rằng bạn có thể cầm kéo mà không tự cắt vào tay mình. Ba mẹ không bế ẵm ta nữa, nếu ta đã biết đi, muốn tự đi một mình và quan trọng nhất là khiến ba mẹ tin rằng ta có thể tự đi một mình, biết vịn vào ghế, biết tự đứng dậy được khi vấp ngã. Có bao giờ bạn tự hỏi: tại sao cha mẹ có thể thả tay ra cho bạn đứng chựng khi bạn mới mười tháng tuổi, mà vẫn xúc cơm cho bạn khi đã mười tám tuổi. Nếu mẹ có thể xúc cơm cho bạn thì có gì lạ đâu nếu ba không yên tâm để bạn lái xe một mình…
Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng chúng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
(Phạm Lữ Ân, “Hãy kiêu hãnh và tự do, như những chú gà rừng”,
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2012, tr.174-175)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản trên bàn luận về vấn đề: Con người cần biết sống tự lập, tự chủ. Bài văn bàn luận về ý nghĩa của việc sống tự lập và có khả năng tự quản lí mình. Tác giả của bài viết bày tỏ quan điểm rằng con người cần phải phục hồi bản năng của mình để có thể tự quyết định và tự điều khiển cuộc đời của mình, thay vì dựa dẫm hoàn toàn vào người khác để đưa ra các quyết định và lựa chọn. Chọn D.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Các thao tác nghị luận nào đã được sử dụng trong văn bản là Giải thích, phân tích, bác bỏ.
- Giải thích: Tác giả chú thích rõ các ví dụ về sự phụ thuộc của con người với người khác từ khi mới sinh ra, và cách mất đi bản năng của mình khi lớn lên. Các lời giải thích này giúp đưa các luận điểm của tác giả trở nên rõ ràng, tránh việc gây hiểu lầm.
- Phân tích: Tác giả phân tích sâu hơn về tình huống mất bản năng của con người dẫn đến việc chúng ta trở nên phụ thuộc và thiếu khả năng tự quyết định và phát triển bản thân. Sự phân tích này giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của vấn đề.
- Bác bỏ: Trong văn bản có một phần bác bỏ các quan điểm sai lầm hoặc không hợp lí như khả năng tự quyết định và phát triển bản thân không quan trọng hay giá trị, hoặc sự phụ thuộc vào người khác không ảnh hưởng xấu đến đời sống của một người.
→ Chọn A.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Theo tác giả văn bản, ba mẹ để cho con cái được tự lập khi con cái khiến ba mẹ tin rằng mình có thể tự lập. Cụ thể, khi con cái đã có khả năng tự đứng, đi hoặc chống đỡ bản thân, cha mẹ sẽ cho phép con cái tự thực hiện một số việc như đi lại, chơi đùa,... Từ đó, con cái sẽ không cần phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để có thể thực hiện các hoạt động cơ bản trong cuộc sống. Thế nhưng, điều này đòi hỏi con cái phải chứng minh được khả năng của mình cho cha mẹ và tự tin trong việc tự lập. Như vậy, không phải khi cha mẹ cho rằng con cái cần tự lập hoặc khi con cái đã lớn thì cho phép con tự lập, mà là khi con cái chứng minh được họ có khả năng tự lập và tự quản lí, cha mẹ mới để cho con tự lập hơn. Chọn A.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Theo tác giả văn bản, để người khác tin rằng chúng ta có thể làm được, chúng ta phải chứng tỏ được rằng chúng ta có thể tự làm. Trong văn bản, tác giả nhấn mạnh rằng bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học hỏi và phát triển các kĩ năng sống để tự tồn tại. Để người khác tin rằng chúng ta có thể làm được một việc gì đó, chúng ta phải chứng tỏ được rằng mình có khả năng tự làm, tự giải quyết vấn đề một cách độc lập và có trách nhiệm trong hành động của mình. Nếu chúng ta không thể tự làm điều dễ dàng, thì không thể đòi hỏi người khác tin rằng chúng ta có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn. Do đó, việc chứng tỏ được khả năng tự làm là rất quan trọng để xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng của người khác đối với chúng ta. Chọn B.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
Câu 2:
Câu 3:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống như một ván bài lật ngửa, chẳng còn bí mật nào để giữ lại nữa.
(2) Sức mạnh ngầm là những gì mà sự khiêm tốn thường mang lại cho người sở hữu nó. Những người khiêm tốn thường nhận được cảm tình của đám đông. Đám đông thường không chấp nhận sự khoác lác hay khoe khoang, dù không phải người khoe khoang nào cũng sai. Kể cả khi bạn nói: bạn không cần sự ủng hộ của đám đông, thì sự khiêm tốn cũng giúp bạn nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống. Bạn luôn tự biết mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Bạn sẽ còn tiến xa, vì những gì bạn hiểu về bản thân là vô cùng quan trọng.
(3) Tuy nhiên, xin đừng nhầm lẫn khái niệm khiêm tốn với thói quen tự hạ thấp mình để lấy lòng người khác. Có những người luôn nói với cấp trên rằng mình là kẻ bất tài, hèn kém, trong khi họ nghĩ tới điều ngược lại. Sự hạ thấp mình này thường khiến người đối diện cảm thấy thương hại, không đề phòng. Để cho người khác phải cảm thấy thương hại không phải là ý nghĩa của sự khiêm tốn. Khiêm tốn khác với sự dối lòng. Nếu bạn biết rằng mình xứng đáng đứng ở vị trí số một mà lại cứ phải nói ra điều ngược lại thì đó không phải là bản lĩnh của kẻ mạnh. Không có gì khổ tâm và hèn kém hơn việc phải tự hạ thấp bản thân để làm vừa lòng những người thích sự xu nịnh, luồn cúi. Hãy hiểu sự khiêm tốn giống như cách nói bình tĩnh từ một suy nghĩ bình tĩnh và chín chắn. Bạn không nhận thành tích về mình, bởi vì bạn hiểu rõ những điểm yếu trong con người bạn. Hãy giữ lại chút bí mật về bản thân bạn bằng thái độ khiêm nhường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
(Alpha Books biên soạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường,
NXB Lao động Xã hội, 2015, tr.109-111)
Trong đoạn (1), việc tác giả hình dung về câu chuyện cậu bé khiêm tốn và cậu bé khoác lác có tác dụng gì?
Câu 4:
Câu 5:
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Câu 6:
Câu 7:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN PHÂN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2020
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2010-2020?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!