Câu hỏi:
31/07/2024 487Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA
[1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Mỗi đầu phố đều có cổng, các cổng này đóng vào ban đêm. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính riêng, có trưởng phố, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã được chuyển ra phố, là nơi thờ các tổ nghề hoặc thành hoàng làng gốc.
[2] Thợ thủ công và các thương nhân cùng làng quê gốc tập hợp thành các phường hội chuyên sản xuất hoặc bán một mặt hàng. Thợ kim hoàn xuất thân từ làng Châu Khê định cư tại phố Hàng Bạc ngày nay, thợ tiện gỗ ở làng Nhị Khê tập trung tại phố Tô Tịch... Tinh thần đoàn kết của người nông thôn được gìn giữ trong các “ngôi làng thành thị” này và họ vẫn luôn giữ mối liên hệ với làng quê gốc thông qua việc tuyển nhân công, cung ứng nguyên liệu, ghi tên vào gia phả của làng, mang tiền kiếm được về đầu tư lại ở làng, hàng năm tham gia vào các ngày hội làng…
[3] Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần cửa phía đông thành. Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỉ XI, bốn ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số bốn chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây.
[4] Trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu gỗ bắc qua lạch nước ấy. Chu vi hồ Thái Cực cũ nay thành: Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Đất phố Đinh Liệt và Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỉ XIX, hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất. Cái tên phố Gia Ngư bắt nguồn từ tên làng cá sống bằng nghề chài lưới bên hồ Thái Cực xưa.
(Theo Nguyễn Thành Phong, in trong Phố cổ Hà Nội – Kí họa và hồi ức,
Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2015, tr. 21-23)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mục đích chính của tác giả bài viết này là: Giới thiệu các thông tin về Hà Nội xưa như cách xây dựng các ngôi làng trong phố, các nghề thủ công và buôn bán, các khu chợ và hồ nước. Tác giả không nhắm đến việc giới thiệu về dự án bảo tồn, đề nghị khôi phục vẻ đẹp hay so sánh giữa Hà Nội xưa và Hà Nội hiện tại. Chọn D.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả giới thiệu về các làng nghề thủ công được xây dựng dọc theo phố và phụ thuộc vào các làng cùng nghề. Sau đó, đoạn văn thứ hai cung cấp các thông tin chi tiết hơn và minh họa rõ hơn về cách thức các làng nghề thủ công phân chia và tập hợp tại phố, các phường hội chuyên sản xuất hoặc bán các mặt hàng. Có thể thấy, đoạn văn thứ nhất là cơ sở để trình bày thông tin của đoạn văn thứ hai. Chọn C.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Cụm từ “ngôi làng thành thị” trong văn bản có nghĩa là làng được xây dựng trong phố Hà Nội xưa, giữ mối liên hệ với làng quê gốc và tinh thần đoàn kết của người nông thôn. Theo văn bản, các ngôi làng trong phố Hà Nội xưa không phải là làng quê được phát triển theo hướng đô thị hóa, tiếp nhận lối sống và văn minh phương Tây, mà là đặc trưng cho nét văn hoá của người Hà Nội xưa, khi họ vừa làm nghề thủ công và buôn bán trong phố, vừa duy trì các mối quan hệ và truyền thống của làng quê. Chọn C.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Trong văn bản trên, không có câu văn nào bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả về Hà Nội xưa.
+ Vì văn bản chỉ tập trung vào việc giới thiệu khách quan về các đặc điểm lịch sử, địa lí, kinh tế và xã hội của Hà Nội xưa mà không thể hiện rõ ràng thái độ hay quan điểm cá nhân của người viết.
+ Một số câu khác trong văn bản cũng chỉ mang tính chất thông tin hoặc diễn giải mà không có sự can thiệp của cá nhân người viết.
Do đó, trong văn bản không có câu văn nào bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả về Hà Nội xưa. Vì văn bản cần đảm bảo tính khách quan của thông tin được giới thiệu. Chọn B.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Căn cứ vào nội dung văn bản: Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỉ XIX, hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất. Chọn B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống như một ván bài lật ngửa, chẳng còn bí mật nào để giữ lại nữa.
(2) Sức mạnh ngầm là những gì mà sự khiêm tốn thường mang lại cho người sở hữu nó. Những người khiêm tốn thường nhận được cảm tình của đám đông. Đám đông thường không chấp nhận sự khoác lác hay khoe khoang, dù không phải người khoe khoang nào cũng sai. Kể cả khi bạn nói: bạn không cần sự ủng hộ của đám đông, thì sự khiêm tốn cũng giúp bạn nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống. Bạn luôn tự biết mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Bạn sẽ còn tiến xa, vì những gì bạn hiểu về bản thân là vô cùng quan trọng.
(3) Tuy nhiên, xin đừng nhầm lẫn khái niệm khiêm tốn với thói quen tự hạ thấp mình để lấy lòng người khác. Có những người luôn nói với cấp trên rằng mình là kẻ bất tài, hèn kém, trong khi họ nghĩ tới điều ngược lại. Sự hạ thấp mình này thường khiến người đối diện cảm thấy thương hại, không đề phòng. Để cho người khác phải cảm thấy thương hại không phải là ý nghĩa của sự khiêm tốn. Khiêm tốn khác với sự dối lòng. Nếu bạn biết rằng mình xứng đáng đứng ở vị trí số một mà lại cứ phải nói ra điều ngược lại thì đó không phải là bản lĩnh của kẻ mạnh. Không có gì khổ tâm và hèn kém hơn việc phải tự hạ thấp bản thân để làm vừa lòng những người thích sự xu nịnh, luồn cúi. Hãy hiểu sự khiêm tốn giống như cách nói bình tĩnh từ một suy nghĩ bình tĩnh và chín chắn. Bạn không nhận thành tích về mình, bởi vì bạn hiểu rõ những điểm yếu trong con người bạn. Hãy giữ lại chút bí mật về bản thân bạn bằng thái độ khiêm nhường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
(Alpha Books biên soạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường,
NXB Lao động Xã hội, 2015, tr.109-111)
Trong đoạn (1), việc tác giả hình dung về câu chuyện cậu bé khiêm tốn và cậu bé khoác lác có tác dụng gì?
Câu 5:
Câu 6:
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Câu 7:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN PHÂN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2020
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2010-2020?
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
về câu hỏi!