Câu hỏi:
31/07/2024 74Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
TẬP QUÁN ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NÙNG
(1) Người Nùng trước kia không ở tập trung thành xóm làng đông đúc như bây giờ. Những bản làng thưa thớt rất xa nhau giữa các đồi núi, rừng cây, mỗi bản chỉ mươi nóc nhà và cũng cách xa nhau. Trong thiên nhiên bao la và nhiều bí ẩn về thần linh, ma quái, cọp beo, sói, gấu... rình rập, họ thấy cần liên kết nhau lại, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, chống lại tật bệnh, thú rừng, chống đói nghèo... Vì thế có người khách bản xa, bản gần, trong xóm tới thăm, họ quý mến, tiếp đãi chu đáo, tận tình như với người thân trong gia đình.
(2) Bữa ăn mời khách do bà vợ và các con trong nhà nấu nướng kín đáo không để khách biết, còn người chủ gia đình mang trà ngon, mời khách lên ghế trên, cao hơn mình. Rượu tự nấu và ủ sẵn, gà vịt dưới gầm sàn, rau có trong vườn, bữa ăn thịnh soạn với những gì dành dụm tốt nhất của nhà đều mang mời khách. Gia chủ sợ nhất khách chối từ không ăn hoặc có công việc gấp phải bỏ về. Nếu khách ngủ lại đêm, sẽ được mời ngủ ở gian giữa để bày tỏ sự quý trọng của chủ nhà vì gian giữa thường là nơi đặt bàn thờ tổ tiên.
(3) Trong giao tiếp, giữa đàn ông và đàn bà, trai và gái, người Nùng còn giữ quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, con trai con gái không được phép đụng chạm đến cơ thể nhau, nếu không phải là vợ chồng, không được nhìn thẳng vào mắt nhau, nắm tay nhau. Trai và gái, đàn ông và đàn bà không được trò chuyện riêng với nhau ở nơi vắng người hoặc đứng nói chuyện với nhau lâu ở chỗ đông người, không nói chuyện trong bóng tối. Trai gái muốn tìm hiểu nhau trong dịp sli lượn hoặc đến nhà nhau chỉ khi được phép của cha mẹ, như vậy mới được coi là có gia giáo, tôn trọng tập tục. Do cuộc sống thay đổi, việc tiếp xúc nam nữ cũng thay đổi theo, người Nùng đã có thể bắt tay chào hỏi nhau dù nam hay nữ, điều này bị coi là cấm kị trước kia. Một người bệnh là phụ nữ dù già nua, người thầy thuốc tới khám bệnh hoặc thầy cúng tới bắt tà phải cầm tay người ốm, nhất thiết phải có người đi cùng, ít nhất là một người thứ ba chứng kiến. Trong đời sống hằng ngày, đàn ông không bao giờ giặt váy áo cho đàn bà, con gái nhưng phụ nữ có thể giặt quần áo cho nam giới, trừ con dâu, em dâu không giặt cho bố chồng, anh chồng. Tuy nhiên, những khi hoạn nạn họ đã vượt qua tập quán này, nhất là ở phụ nữ.
(4) Đối với người cùng xóm bản, người Nùng có câu ngạn ngữ “Pi noọng xỏ cườn tỏ tổng pỉ noọng táp bá” (Anh em xóm giềng như anh em ruột thịt), nó cũng thắm thiết như ở người Kinh “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Ở người Nùng còn có tục ăn chia. Khi cùng săn được một con thú, họ làm thịt và chia cho cả bản. Nhà nào có của ngon vật lạ đều nghĩ tới xóm bản, đem chia đều. Những phiên chợ xa, cả bản rủ nhau và giúp nhau mang vác những thứ nặng đem bán hoặc mua về...
(Nguyễn Trọng Báu biên soạn, Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá
các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, tr. 88 - 90)
Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mục đích chính của đoạn trích trên là: Giới thiệu văn hoá ứng xử của người Nùng.
Văn bản đã trình bày những tập quán ứng xử của người Nùng trong các tình huống khác nhau, như tiếp đãi khách, giao tiếp nam nữ, giúp đỡ xóm bản... Văn bản đã cung cấp những thông tin cụ thể và sinh động về văn hoá ứng xử của người Nùng, không có ý khẳng định, kêu gọi hay so sánh gì. Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Câu 6:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống như một ván bài lật ngửa, chẳng còn bí mật nào để giữ lại nữa.
(2) Sức mạnh ngầm là những gì mà sự khiêm tốn thường mang lại cho người sở hữu nó. Những người khiêm tốn thường nhận được cảm tình của đám đông. Đám đông thường không chấp nhận sự khoác lác hay khoe khoang, dù không phải người khoe khoang nào cũng sai. Kể cả khi bạn nói: bạn không cần sự ủng hộ của đám đông, thì sự khiêm tốn cũng giúp bạn nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống. Bạn luôn tự biết mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Bạn sẽ còn tiến xa, vì những gì bạn hiểu về bản thân là vô cùng quan trọng.
(3) Tuy nhiên, xin đừng nhầm lẫn khái niệm khiêm tốn với thói quen tự hạ thấp mình để lấy lòng người khác. Có những người luôn nói với cấp trên rằng mình là kẻ bất tài, hèn kém, trong khi họ nghĩ tới điều ngược lại. Sự hạ thấp mình này thường khiến người đối diện cảm thấy thương hại, không đề phòng. Để cho người khác phải cảm thấy thương hại không phải là ý nghĩa của sự khiêm tốn. Khiêm tốn khác với sự dối lòng. Nếu bạn biết rằng mình xứng đáng đứng ở vị trí số một mà lại cứ phải nói ra điều ngược lại thì đó không phải là bản lĩnh của kẻ mạnh. Không có gì khổ tâm và hèn kém hơn việc phải tự hạ thấp bản thân để làm vừa lòng những người thích sự xu nịnh, luồn cúi. Hãy hiểu sự khiêm tốn giống như cách nói bình tĩnh từ một suy nghĩ bình tĩnh và chín chắn. Bạn không nhận thành tích về mình, bởi vì bạn hiểu rõ những điểm yếu trong con người bạn. Hãy giữ lại chút bí mật về bản thân bạn bằng thái độ khiêm nhường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
(Alpha Books biên soạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường,
NXB Lao động Xã hội, 2015, tr.109-111)
Trong đoạn (1), việc tác giả hình dung về câu chuyện cậu bé khiêm tốn và cậu bé khoác lác có tác dụng gì?
Câu 7:
về câu hỏi!