Câu hỏi:

28/08/2024 276

Cho hình vuông ABCD cạnh a có O là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh có đường tròn (O; R) đi qua các đỉnh của hình vuông và có đường tròn (O; r) tiếp xúc với các cạnh của hình vuông. Tính theo a bán kính R và r.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Cho hình vuông ABCD cạnh a có O là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh có đường tròn (O; R) đi qua các đỉnh của hình vuông và có đường tròn (O; r) tiếp xúc với các cạnh của hình vuông. Tính theo a bán kính R và r.  (ảnh 1)

Vì ABCD là hình vuông nên hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. Do đó OA = OB = OC = OD và AC BD.

Vì ABCD là hình vuông ABCD nên nó nội tiếp đường tròn (O; R) với bán kính là \(R = OA = OB = OC = OD = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)

Trong tam giác AOD vuông cân tại O (do OA = OD và \(\widehat {AOD} = 90^\circ \)), vẽ đường cao OP, khi đó OP cũng đồng thời là đường trung tuyến của tam giác AOD.

Do đó \(OP = \frac{{AD}}{2} = \frac{a}{2}\) (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền).

Tương tự, ta có điểm O cách đều các cạnh của hình vuông một khoảng \(\frac{a}{2}.\)

Do đó, đường tròn (O; r) với \(r = \frac{a}{2}\) tiếp xúc với các cạnh của hình vuông ABCD.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Ngũ giác đài hay Lầu năm góc là trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có dạng hình ngũ giác đều với độ dài cạnh khoảng 280 m như Hình 12. Tính khoảng cách (ảnh 1)

Gọi O là tâm đối xứng, AB là cạnh của ngũ giác đều. Kẻ OH AB tại H.

Vì ngũ giác đã cho là ngũ giác đều nên nội tiếp đường tròn (O; OA) và các đỉnh của ngũ giác đều chia đường tròn thành 5 cung bằng nhau, do đó \(\widehat {AOB} = \frac{{360^\circ }}{5} = 72^\circ .\)

Xét ∆OAB cân tại O (do OA = OB) nên đường cao OH đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến của tam giác.

Suy ra \(\widehat {AOH} = \frac{{\widehat {AOB}}}{2} = 36^\circ \) và H là trung điểm của AB nên \(AH = \frac{{AB}}{2} = \frac{{280}}{2} = 140\;\) (m).

Xét ∆OAH vuông tại H, ta có:

   OH = AH . cot 36° = 140 . cot 36° ≈ 192,7 (m).

Lời giải

Ta thấy hình con sao biển là hình phẳng đều tương tự ngũ giác đều tâm O.

Các phép quay biến hình con sao biển thành chính nó là phép quay 72°, 144°, 216°, 288° hoặc 360° tâm O cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP