Câu hỏi:

31/08/2024 147

Bài tập 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1.

Lập dàn ý cho một trong hai đề sau, viết thành văn phần Mở bài và ý đầu tiên của phần Thân bài.

Đề 1. Tuổi trẻ không có ước mơ lớn thì khó đạt được thành công lớn.

Đề 2. Tuổi trẻ với vấn đề tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài trong thời đại ngày nay.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đề 1:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.

Hoài bão là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn khát khao vươn tới.

→ Ước mơ và hoài bão có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi chúng ta cần có ước mơ, hoài bão và nỗ lực vươn lên để thực hiện ước mơ, hoài bão đó.

b. Phân tích

Mọi ước mơ, hoài bão đều rất đẹp nhưng không phải ai cũng có thể biến những ước mơ của mình thành hiện thực. Để thực hiện được ước mơ đòi hỏi con người phải thực sự cố gắng, nỗ lực từng ngày.

Thiếu vắng ước mơ, hoài bão chúng ta sẽ sống mà chẳng có chút hi vọng, thiếu đi niềm vui, động lực để học tập, làm việc hằng ngày. Từ đó cuộc sống cũng trở nên tẻ nhạt hơn, lãnh đạm hơn.

Ước mơ, hoài bão là động lực để con người vươn lên. Hãy xác định cho mình niềm đam mê, ước mơ và theo đuổi nó ngay từ hôm nay.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ, hoài bão và biết phấn đấu để thực hiện ước mơ, hoài bão đó để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của ước mơ, hoài bão đối với bản thân. Cũng có những người sống phụ thuộc vào người khác, vô định, không có ước mơ, hoài bão,… Những người này sẽ không thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời cũng như khó có được thành công trong cuộc sống.

e. Liên hệ bản thân

Mỗi người chúng ta cần sống có ước mơ, hoài bão, biết cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để thực hiện ước mơ của mình cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ.

* Đoạn mở bài: Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có ước mơ.

* Đoạn đầu thân bài: Vậy thế nào là ước mơ? Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một vật gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, biết cố gắng, phấn đấu vươn lên để thực hiện ước mơ đó. Mỗi người trên hành trình thực hiện ước mơ của mình là góp phần giúp xã hội phát triển.

Đề 2:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

b. Hậu quả

Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.

Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

c. Giải pháp

Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.

Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.

* Đoạn mở bài: Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Quả thực, trân trong văn hóa truyền thống là điều vô cùng quan trọng. Trong thời đại hiện nay, lớp trẻ cần biết cách cân bằng giữa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc dân tộc.

* Đoạn đầu thân bài: Lịch sử nhân loại qua hàng triệu năm đã chứng minh rằng, việc giao lưu văn hóa là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Giao thoa văn hóa mang lại sự đa dạng, phong phú cho các dân tộc, đất nước và giúp nâng cao trí tuệ, mở mang tầm hiểu biết của con người. Thậm chí, trong thời hiện đại, đây còn là cách giúp phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội,.., Vì thế, cách tiếp nhận sự giao lưu văn hóa của giới trẻ cũng vô cùng đa dạng. Nhìn chung, đa phần các bạn trẻ biết kết hợp hài hòa giữa việc tiếp thu cái mới và nâng niu cái truyền thống. Người trẻ biết tận dụng lợi thế về công nghệ thông tin để quảng bá vẻ đẹp của đất nước, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế. Những giá trị văn hóa âm nhạc, thời trang xưa kia được làm mới để dễ dàng tiếp cận với thị hiếu người trẻ. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và độc lập dân tộc, yêu thương và giúp đỡ đồng bào. Có thế nói rằng vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng tăng là do có đóng góp không nhỏ của thế hệ trẻ.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Cảm hứng và sáng tạo của Nguyễn Trần Bạt trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 89 – 91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Nêu những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản.

Xem đáp án » 31/08/2024 731

Câu 2:

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 64 – 65), đoạn từ “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ” đến “một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn, từ đó cho biết đoạn văn được tổ chức theo kiểu nào.

Xem đáp án » 31/08/2024 308

Câu 3:

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 65), đoạn từ “Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo” đến “chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Đoạn văn đề cập những đặc điểm nào của văn hoá truyền thống Việt Nam? Nhận xét về cấu trúc và nội dung của đoạn văn.

Xem đáp án » 31/08/2024 222

Câu 4:

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Năng lực sáng tạo của Phan Đình Diệu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 68 – 69), đoạn từ “Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo” đến “để hi vọng một lúc bất thần nào đó xuất hiện các ánh chớp mà thôi!” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Khái quát nội dung của đoạn văn trong một câu.

Xem đáp án » 31/08/2024 205

Câu 5:

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Chỉ ra biểu hiện của các thao tác nghị luận được tác giả sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 31/08/2024 196

Câu 6:

Bài tập 7. Đọc hai đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đoạn trích 1:

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi (Saadi), Gớt (Goethe), Ta-go (Tagore), ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô (Picasso) có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét (Edmond Jabès): “Chữ bầu lên nhà thơ”.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ (Gide) hay Pét-xoa (Pessoa) – nhà thơ lớn Bồ Đào Nha – đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vich-to Huy-gô (Victor Hugo):

“Vich-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô”.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

(Lê Đạt, Chữ bầu lên nhà thơ, in trong SGK Ngữ văn 10, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 83 – 84)

Đoạn trích 2: Từ “Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm” đến “những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.” trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi (SGK Ngữ văn 12, tập một, tr. 74-75).

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Ý chính của từng đoạn trích là gì? Chỉ ra điểm gặp gỡ về quan niệm của hai tác giả.

Xem đáp án » 31/08/2024 176

Câu 7:

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Những thao tác nghị luận nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Xem đáp án » 31/08/2024 166
Vietjack official store
Đăng ký gói thi VIP

VIP +1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua