Câu hỏi:
01/09/2024 395Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ “Trí chủ hữu hoài phù địa trục,/ Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”?
Câu hỏi trong đề: Giải SBT Ngữ văn 12 KNTT Bài 2: Những thế giới thơ !!
Quảng cáo
Trả lời:
Điều tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ “Trí chủ hữu hoài phù địa trục,/ Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”:
- Đây là những biểu tượng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, thường gắn liền với chí khí, khát vọng của con người có hoài bão lớn lao, cao cả.
- Trong ngữ cảnh của hai câu luận, những biểu tượng quen thuộc này đã in đậm dấu ấn riêng - phản chiếu cuộc đời bi tráng, nỗi niềm tâm sự của tác giả Cảm hoài và bối cảnh lịch sử của đất nước. Tác giả đã gửi vào hai câu thơ khát vọng lớn lao, phi thường của người anh hùng tràn đầy nhiệt huyết cứu nước: đánh đuổi quân xâm lược, chấm dứt chiến tranh, giành lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. Đồng thời, nhà thơ bộc bạch nỗi niềm đau xót, bi phẫn vì sự nghiệp cứu nước còn dang dở “không có lối kéo sông Ngân xuống”.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 280
Đã bán 1,5k
Đã bán 986
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài tập 6. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu:
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu...
Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được.
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng...
(Hàn Mặc Tử – Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương, Xuân như ý,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995, tr. 44)
Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 2:
Phân tích những hình ảnh thể hiện nét đặc trưng của không gian Đà Lạt trong bài thơ.
Câu 3:
Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:
Đề 1. Tiếng nói tri âm qua hai bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Đề 2. Trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Biển (Xuân Diệu), hai nhà thơ đều muốn được hoá thân thành sóng, nhưng mỗi con sóng lại có những nét đặc sắc riêng. Hãy so sánh, đánh giá hình tượng sóng trong hai bài thơ trên.
Câu 4:
Bài thơ có nhiều hình ảnh mang tính chất biểu tượng. Hãy chọn phân tích một số hình ảnh thuộc loại này mà bạn cho là đặc sắc.
Câu 5:
Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ.
Câu 6:
Bài thơ được viết theo phong cách gì? Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách đó.
Câu 7:
Phân tích các hình ảnh mang tính biểu tượng trong hai câu thơ kết; từ đó trình bày cảm nhận về thông điệp của tác giả.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận