Câu hỏi:
01/09/2024 500Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Một số đặc điểm của thể loại văn tế về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Đặc điểm chung về lời văn, về ngôn ngữ của thể loại văn tế như phần Kiến thức ngữ văn đã nêu: Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối, văn vần, có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Đặc điểm của thể loại văn tế về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Về lời văn: phỏng theo thể phú Đường luật, sử dụng câu văn biền ngẫu. Tất cả các câu văn đều có nghệ thuật tiểu đối (đối trong một câu). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tiểu đối, hoặc là làm nổi bật ý khi đối tương phản (“Súng giặc đất rên; lòng dân trời tỏ”, “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”), hoặc làm nổi bật ý lúc đối tương đồng (“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”, “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”). Nhịp điệu câu văn trầm lắng thể hiện dòng cảm xúc, khi kéo dài như lời than: “Chùa Tông Thạnh năm cạnh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng răm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”, lúc đứt đoạn như những tiếng nấc nghẹn ngào: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”.
+ Về từ ngữ: sử dụng nhiều thán từ, thể hiện tình cảm thương tiếc, xót đau (Hồi ơi!, Khá thương thay, Ôi thôi thôi!, Ôi!, Hỡi ôi thương thay!), từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm: những hình ảnh chân thực về người nông dân nghĩa sĩ (“Ngoài cật có một manh áo vải”, “trong tay cầm một ngọn tầm vông; ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), về những người mẹ mất con, nười vợ mất chồng (“Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều.”, “Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Bài tập tiếng Việt
(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.
a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Câu 2:
Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lui.
Câu 3:
(Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.
Câu 4:
(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Xuân Quỳnh)
b)
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
(Vũ Quần Phương)
c)
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Xuân Diệu)
Câu 5:
Câu 6:
Trong buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, một diễn giả đã dẫn câu nói sau: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.”. Em hiểu câu nói trên thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận giải thích, bình luận về ý nghĩa của câu nói đó và liên hệ với tuổi trẻ.
về câu hỏi!