Câu hỏi:
01/09/2024 340(Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo.
- Chất nhạc được gợi lên từ âm hưởng, giọng điệu thể hiện nỗi nhớ da diết qua cách cách dùng từ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! / Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” (Từ “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng thiết tha âm vang trong lòng người đọc). Việc phối hợp thanh điệu góp phân tạo nên nhạc điệu của bài thơ. Dòng thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” với nhiều thanh trắc, đọc lên nghe như thấy được tiếng thở nặng nhọc của người chiến sĩ sau chặng đường vượt dốc. Trong khi đó, dòng thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại toàn thanh bằng làm cho nhịp thơ như trầm xuống, thể hiện sự thư thái sau những phút giây vất vả. Nhạc điệu gợi lên từ âm thanh của tiếng khèn: “Khèn lên man điệu nàng e ấp”, từ sự trầm trồ, ngỡ ngàng của người lính trẻ khi bất ngờ nhận ra vẻ đẹp của những thiếu nữ người dân tộc: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”.
- Chất hoạ được tạo nên từ một cây bút thơ giàu chất tạo hình. Cách phối hợp thanh điệu, nhịp điệu dòng thơ gợi lên hình ảnh. Với bốn câu thơ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm [...] Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, tác giả đã vẽ lên bức tranh hoành tráng, thể hiện sự hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc. Những từ mang giá trị tạo hình cao: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi rừng miền Tây Tổ quốc. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn heo hút, người lính trèo lên những ngọn núi, mũi súng như chạm tới đỉnh trời. Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để ở dòng thơ thứ ba. Nhịp điệu dòng thơ như bẻ đôi, từ ngữ, hình ảnh đối lập nhau: ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, diễn tả dốc vút lên đổ xuống gần như thẳng đứng. Dòng thơ gây cho độc giả cảm giác được “chơi” một trò bập bênh đến chóng mặt. Ba dòng trên nhiều thanh trắc tạo sự chắc khoẻ, gân guốc. Dòng thứ tư toàn thanh bằng tạo nên sự mênh mang, mềm mại. Từ góc độ hội hoạ có thể thấy rằng: giữa những nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn là một nét vẽ thanh nhẹ làm dịu mát cả bức tranh.
Bài thơ Tây Tiến có những cách dùng từ và kết hợp từ mới lạ. Các em có thể nêu và phân tích một số ví dụ: “Nhớ chơi vơi” (Từ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ: mênh mang nhưng sâu lắng. Đây là nỗi nhớ chênh chao giữa đôi bờ hư và thực). “Hoa về trong đêm hơi” (Nếu là “hoa nở” thì chỉ gợi lên hình ảnh của hoa còn “hoa về” thì vừa gợi lên hình ảnh hoa, vừa gợi lên hình bóng con người; Nếu là “đêm sương” thì đơn thuần là tả thực, còn “đêm hơi” thì gợi lên cả cái hồn của cảnh vật đậm chất thơ). “Súng ngửi trời” (Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất tự nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có tính chất tinh nghịch của người lính). “Hoa đong đưa” (Nếu là “hoa đung đưa” thì đơn thuần là chuyên động vật lí, còn “hoa đong đưa” là trạng thái tâm hồn, hoa cũng như người thiếu nữ chèo thuyền độc mộc làm duyên, làm dáng trên gương nước chòng chành), v.v.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Câu 2:
Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lui.
Câu 3:
II. Bài tập tiếng Việt
(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.
a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Câu 4:
(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Xuân Quỳnh)
b)
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
(Vũ Quần Phương)
c)
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Xuân Diệu)
Câu 5:
Câu 6:
Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến chống thực Pháp?
về câu hỏi!