Câu hỏi:

01/09/2024 108

(Câu hỏi 4, SGK) Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

– Câu “Mình đi, mình lại nhớ mình” có sự lặp lại ba lần từ “mình”, trong đó từ “mình” thứ nhất và thứ hai chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba là người Việt Bắc ở lại nhưng cũng có thể là chính người về. Đại từ “mình” ở vị trí thứ ba này mới thật là biến hoá và tinh tế. “Mình” ấy là người ở lại theo lối nói “Mình với ta tuy hai mà một / Ta với mình tuy một mà hai”, hay “mình” đó vẫn là ngôi thứ hai trong cách hỏi và trả lời đầy ẩn ý: Anh về anh có nhớ chính bản thân anh không? Nhớ chính bản thân nghĩa là thuỷ chung son sắt, trước sau như một, nghĩa là không quên những gì mình đã được nhận và trao từ “Mười lăm năm ấy thiết tha nhận ra để rồi khẳng định: “Mình đi mình lại nhớ mình” – đã nhớ rồi, vẫn còn nhớ mặn nồng”. Mối băn khoăn ấy trong lòng người ở lại đã được người ra đi tỉnh và sẽ luôn luôn ghi xương khắc cốt.

- Câu “Nhớ gì như nhớ người yêu” sử dụng biện pháp so sánh, trong đó, tác giả dùng nỗi nhớ người yêu – nỗi nhớ da diết, cồn cào khôn tả để cụ thể hoá nỗi nhớ của người ra đi. So sánh này vừa thể hiện được mức độ của nỗi nhớ, nhất là với những ai đã từng yêu, vừa tạo ra tính đa nghĩa cho câu thơ, vì trong nỗi nhớ chung có nhớ riêng, nhớ người thương lồng trong nỗi nhớ đồng bào, đồng chí.

- Câu thơ “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” vẽ ra một hình ảnh đẹp về người lao động Việt Bắc trên tầm cao của không gian, giữa thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc. Người đứng trên đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng loé sáng. Hình ảnh ấy gợi ra một tư thế tự tin, vững chãi của người làm chủ núi rừng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:

a)

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

(Xuân Quỳnh)

b)

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

(Vũ Quần Phương)

 

c)

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

 (Xuân Diệu)

Xem đáp án » 01/09/2024 675

Câu 2:

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Xem đáp án » 01/09/2024 624

Câu 3:

Trong buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, một diễn giả đã dẫn câu nói sau: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.”. Em hiểu câu nói trên thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận giải thích, bình luận về ý nghĩa của câu nói đó và liên hệ với tuổi trẻ.

Xem đáp án » 01/09/2024 605

Câu 4:

II. Bài tập tiếng Việt

(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.

a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

Xem đáp án » 01/09/2024 588

Câu 5:

Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lui.

Xem đáp án » 01/09/2024 534

Câu 6:

(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...

Xem đáp án » 01/09/2024 510

Câu 7:

(Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.

Xem đáp án » 01/09/2024 468

Bình luận


Bình luận