Câu hỏi:
01/09/2024 119(Câu hỏi 5, SGK) Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tính dân gian và tính hiện đại thể hiện cả ở bình diện nội dung và hình thức của văn bản.
– Tính dân gian:
+ Về nội dung, tính dân gian thể hiện rõ nét ở những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc văn hoá về thiên nhiên và con người Việt Bắc; ở tình nghĩa giữa con người với con người, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
+ Về hình thức nghệ thuật, thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình trong một bài thơ dài, vừa có âm điệu thống nhất vừa biến hoá, đa dạng. Câu lục bát trong Việt Bắc lúc dung dị, gần gũi với ca dao, khi cân xứng, đăng đối, trau chuốt, nhuẩn nhị đến độ cổ điển (như câu Kiều). Lối kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca đã được vận dụng một cách thích hợp, tài tình cùng cách sử dụng sáng tạo ngôn ngữ, những lối ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ mang đậm phong vị dân gian. Ngoài ra, trong bài thơ Việt Bắc còn có lối tả cảnh theo kiểu tranh tứ bình trong hội
hoạ dân gian,...
– Tính hiện đại:
+ Về nội dung: Lôi ứng xử nghĩa tình đã thành đạo lí nghìn đời của dân tộc đã được cụ thể hoá qua tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc, giữa đông bào Việt Bắc với cách mạng và Bác Hồ. Những tình cảm ấy vừa tiếp nối nguồn mạch cảm hứng yêu nước đã thành truyền thống vừa mang màu sắc hiện đại của bối cảnh kháng chiến lúc bấy giờ. Hoặc vẫn là tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương da diết thường thấy ở những cuộc chia li trong văn học cổ nhưng nét hiện đại là ở chỗ: có nhớ thương da diết nhưng không đẫm lệ mà mang niềm vui của những con người vừa làm nên chiến thắng. Chia tay không phải là vĩnh biệt mà tin tưởng vào ngày gặp lại. Tính hiện đại còn thể hiện ở những dự cảm sau này: “Mình về thành thị xa xôi / Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? / Phố đông, còn nhớ bản làng / Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”.
+ Về nghệ thuật: Trong cuộc chia tay, vẫn xuất hiện hình ảnh của chiếc áo chia li giống trong văn học cổ (Chẳng hạn, chiếc áo chia li trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”, hay: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in” trong Chinh phụ ngâm) nhưng ở đây tính hiện đại lại thể hiện ở sắc “áo chàm” quen thuộc, gắn bó với đồng bào Việt Bắc hiện tại. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, không mang tính ước lệ như trong văn học trung đại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn về thể loại văn tế, hãy chỉ ra và phân tích một số đặc điểm của thể loại này về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Câu 2:
Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lui.
Câu 3:
II. Bài tập tiếng Việt
(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các câu văn biền ngẫu dưới đây (trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu). Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.
a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
b) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
c) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Câu 4:
(Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.
Câu 5:
(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Xuân Quỳnh)
b)
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
(Vũ Quần Phương)
c)
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
(Xuân Diệu)
Câu 6:
Câu 7:
Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam kháng chiến chống thực Pháp?
về câu hỏi!