Câu hỏi:

01/09/2024 588

(Câu 3, SGK) Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Đặc điểm của hài kịch:

- Hài kịch sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời,... trong đời sống.

VD: Tác phẩm “Quan thanh tra”, tiếng cười trong đoạn trích đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, lộ rõ bản chất của người cầm quyền. Bởi vậy thông qua tiếng cười đã đưa đến nhiều giá trị. Tiếng cười bộc lộ sự ngu dốt và nạn tham nhũng của giới cầm quyền

- Xung đột trong hài kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

VD: Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, xung đột xảy ra giữa hai nhân vật đại diện cho hai trường phái : Sai-lốc và Antonio. Sai-lốc đại diện cho sự xấu xa, tính toán, gian manh >< Antonio đại diện cho chính trực, lương thiện, tốt bụng.

- Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

VD: Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, Sai-lốc không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lý, công bằng và luật lệ nhưng thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết Antonio.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

VD: Trong đoạn trích Tiền tội nghiệp của tôi ơi, các hoạt động của nhân vật nhằm tập trung bộc lộ thói hà tiện, keo bẩn, tham lam. Như việc vừa muốn cất tiền vừa muốn sinh lời. Vì nỗi sợ lộ chỗ giấu tiền quá lớn mà tự mình suy nghĩ và nói ra chỗ giấu tiền, điều muốn cất giấu lại nói ra mồm. Thậm chí trong cách chọn nơi giấu tiền đã là yếu tố gây hài khi ông ta nghĩ rằng các loại tủ sắt đều đáng ngờ, vì vậy chôn tiền ngoài vườn an toàn hơn cất ở tủ sắt.

- Ngôn ngữ trong hài kịch bao gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ gần với đời sống và các biện pháp như: chơi chữ, nói lái, nói lắp, nhại,…

VD : Tác phẩm Loạn đến nơi rồi, rất nhiều câu thoại có chỉ dẫn sân khấu như :

“Bà Xoa (vồn vã) Thế nào…đã lâu không về..”

“Mai (nói từ dưới) Con đương dở tay.”

- Kết cấu của văn bản hài kịch cũng được chia thành các hồi, lớp, cảnh,... Hệ thống nhân vật được tổ chức theo quan hệ đối lập để làm nổi bật xung đột.

VD: Trong hài kịch Quan thanh tra, được trích từ lớp VIII của vở kịch. Cuối tác phẩm, có sự xuất hiện của “lớp cuối cùng”. Trong đoạn trích cũng có chia ra các hồi, các lớp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

(Câu 2, SGK) Phân biệt truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại qua các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một.

Xem đáp án » 01/09/2024 677

Câu 2:

Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 12, tập một.

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Κί

Hài kịch

Văn bản nghị luận

1. Quan thanh tra

 

 

 

 

 

2. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

 

 

 

 

 

3. Chiếc thuyền ngoài xa

 

 

 

 

 

4. Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm

 

 

 

 

 

5. Loạn đến nơi rồi!

 

 

 

 

 

6. Quyết định khó khăn nhất

 

 

 

 

 

7. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

 

 

 

 

 

8. Một lít nước mắt

 

 

 

 

 

9. Việt Bắc

 

 

 

 

 

10. Tây Tiến

 

 

 

 

 

11. Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

 

 

 

 

 

12. Hai cõi U Minh

 

 

 

 

 

13. Mưa xuân

 

 

 

 

 

14. Tiền tội nghiệp của tôi ơi!

 

 

 

 

 

15. Khúc tráng ca nhà giàn

 

 

 

 

 

16. Muối của rừng

 

 

 

 

 

17. Lưu biệt khi xuất dương

 

 

 

 

 

18. Thực thi công lí

 

 

 

 

 

19. Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người

 

 

 

 

 

20. Hẹn hò với định mệnh

 

 

 

 

 

Xem đáp án » 01/09/2024 452

Câu 3:

(Câu 2, phần I. Đọc hiểu, SGK, trang 163) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tất cả, tất cả đè nặng trong trái tim mình và tâm tư mình đầy ắp như mặt sông những ngày nước lũ.”.

Xem đáp án » 01/09/2024 445

Câu 4:

(Phần II. Viết, SGK, trang 163)

a) Lập dàn ý cho câu 1: Từ đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” ở trên, hãy nêu lên suy nghĩ của em về một lối sống đẹp trong bối cảnh xã hội hiện nay bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

b) Viết mở bài cho câu 2. Viết bài văn nêu lên điểm giống nhau và khác nhau giữa bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng).

Xem đáp án » 01/09/2024 289

Câu 5:

(Câu 5, phần I. Đọc hiểu, SGK, trang 163) Có thể rút ra triết lí nhân sinh gì từ đoạn trích nhật kí trên?

Xem đáp án » 01/09/2024 279

Câu 6:

(Câu 4, SGK) Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản kí được học ở Bài 3.

Xem đáp án » 01/09/2024 161

Bình luận


Bình luận