Câu hỏi:
01/09/2024 270(Câu hỏi 3, SGK) Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca và nhận xét về tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yếu tố siêu thực được thể hiện qua:
- Những hình ảnh thơ mơ hồ, trừu tượng, khó hình dung, lí giải một cách tường minh. Chẳng hạn như:
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
hay:
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca boi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
hoặc:
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
- Những câu thơ không cần sử dụng dấu chấm câu, không tuân thủ trật tự ngữ pháp, các kết hợp từ theo hướng lạ hoá, mở ra những trường liên tưởng khác nhau, khó cắt nghĩa một cách tường minh, cụ thể: vầng trăng chếnh choáng, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, giọt nước mắt vầng trăng,...
- Những yếu tố trên đã góp phần thể hiện những cảm nhận, cảm xúc còn mơ hồ, khó định nghĩa, tường giải của Thanh Thảo về Lor-ca, về vẻ đẹp, cái chết của người thi sĩ này. Đối với Thanh Thảo, cũng như bất cứ ai, bên cạnh những tình cảm, cảm xúc rõ ràng, còn có những trạng thái tâm lí, tình cảm khó diễn tả một cách tường minh, nhất là trong những khoảnh khắc xuất thần, đột hứng của sáng tạo thi ca. Đó là những trạng thái có thật nhưng ở một thế giới tinh thần không dễ nắm bắt và diễn giải. Về nghệ thuật, yếu tố siêu thực đã đem lại những nét mới lạ cho văn bản thơ, tạo ra những lớp ngôn từ khác thường, mở ra những trường nghĩa vô cùng phong phú. Những yếu tố siêu thực này không chỉ giúp các nhà thờ mở rộng khả năng tái hiện và tái tạo thế giới – thế giới ở phần sâu thẳm, khó nắm bắt, mà còn giải phóng trí tưởng tượng, vượt thoát khỏi những ước lệ trói buộc cảm xúc, đưa thơ trở về với một trong những chức năng nguyên thuỷ của nó, đó là phương thức thể hiện một cách tự do đời sống tâm hồn, tình cảm của con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Câu hỏi 2, SGK) Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.
Câu 2:
Hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng gì?
Câu 4:
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những dòng thơ sau? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là gì?
Tôi yêu đất nước này như thế
Như yêu cây cỏ ở trong vườn
Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
Câu 5:
Phương án nào nếu không đúng yêu cầu trình bày về việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ? (Chọn một phương án đúng nhất)
A. Xác định được hai văn bản thơ chứa đựng những phương diện về nội dung và hình thức nghệ thuật có thể tiến hành việc so sánh và đánh giá
B. Khi trình bày, ngôn ngữ, giọng điệu,... phải bám sát mục đích, nội dung so sánh, phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ đánh giá của người nói
C. Không cần tập trung vào điểm tương đồng, khác biệt giữa hai văn bản thơ mà chỉ cần đưa ra những nhận định, đánh giá về các tác phẩm được so sánh
D. Khi trao đổi, thảo luận, cần bảo vệ quan điểm riêng của bản thân nhưng cũng phải thể hiện thái độ tôn trọng sự lựa chọn và ý kiến của người khác
Câu 6:
(Câu hỏi 5, SGK) Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
về câu hỏi!