Câu hỏi:

02/09/2024 187

(Câu hỏi 3, SGK, trang 119) Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây:

Văn học

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Thế kỉ X-XVII

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

Thế kỉ XVIII-XIX

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Văn học

Bối cảnh Lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Thế kỉ X-XVII

- Đất nước giành quyền độc lập tự chủ.

- Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.

- Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành – phát triển – đạt đỉnh cao cực thịnh (cuối thế kỉ XV)

- Xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian.

- Văn học viết gồm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

 

- Từ thế kỉ X – XV: nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng; ngợi ca vương triều phong kiến.

- Từ thế kỉ XVI: phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.

- Về ngôn ngữ: từ sử dụng chữ Hán đến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm.

- Về thể loại: từ những thể loại tiếp thu đến sử dụng thể loại tiếp thu, thể loại dân tộc hóa và thể loại nội sinh.

Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi),…

Thế kỉ XVIII- XX

- Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”.

- Chế độ phong kiến suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

- Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn.

- Từ đầu thế kì XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người.

- Văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bi tráng.

- Bên cạnh giá trị nhân đạo. văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.

- Về ngôn ngữ: Sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp. Cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn.

- Về thể loại: Cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hóa và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn.

Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch thơ chữ Nôm hiện chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cần chú ý cả ba yêu cầu: nội dung; cách thức; thái độ và tình cảm khi nói — nghe. Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

Xem đáp án » 02/09/2024 742

Câu 2:

Nêu sự khác nhau về bối cảnh lịch sử giữa văn học đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 với văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Sự khác nhau đó đã ảnh hưởng như thế nào đến nội dung văn học?

Xem đáp án » 02/09/2024 537

Câu 3:

Nhận diện, phân tích và sửa lỗi trong các câu sau:

a) Được các bạn sinh viên trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường.

b) Không ngờ từ những lần lân la ở các tụ điểm chơi game ấy, đã làm anh mê máy vi tính lúc nào không hay.

c) Trong thơ nói riêng và kịch nói chung, Lưu Quang Vũ đã để lại dấu ấn cả nhân đậm nét với những sáng tạo độc đáo, mới mẻ.

Xem đáp án » 02/09/2024 454

Câu 4:

(Bài tập 2, SGK, trang 126) Nêu một ví dụ về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong tác phẩm văn học mà em đã đọc. Phân tích tác dụng của cách diễn đạt ấy.

Xem đáp án » 02/09/2024 292

Câu 5:

(Câu hỏi 2, SGK, trang 123) Vì sao nói cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975? Bằng các tác phẩm mà em đã học, hãy làm sáng tỏ đặc điểm đó.

Xem đáp án » 02/09/2024 199

Câu 6:

(Câu hỏi 2, SGK, trang 129) Tại sao văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu? Nêu một số điểm khác biệt cần chú ý khi đọc văn bản văn học so với đọc văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

Xem đáp án » 02/09/2024 176

Bình luận


Bình luận