Câu hỏi:
21/09/2024 496Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Có lẽ, bạn nào cũng thích đọc bài Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh bởi bài thơ đã nói về cảm xúc, ước mơ của tuổi thơ chúng mình. Cả bài thơ như một cuộc trò chuyện của hai mẹ con về tuổi Ngựa. Mỗi khổ thơ như những thước phim tái hiện lại hành trình của chú ngựa con trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ về những nơi được đặt chân đến. Mỗi dòng thơ đã kể, đã tả cảm xúc của bạn nhỏ về vẻ đẹp riêng của mỗi miền: gió xanh màu cây lá trung du; gió cuốn tung bụi hồng vùng đất đỏ cao nguyên; gió thắm đen âm u của đại ngàn, rừng già hun hút,... Đọc mỗi dòng thơ, chúng ta như được hoà chung niềm vui vô bờ của bạn nhỏ khi thấy hiện ra trước mắt một vùng trắng loá hoa mơ, thưởng thức mùi hoa huệ ngọt ngào, lắng nghe cánh đồng hoa cúc xôn xao trong nắng, gió... Nhưng, chú ngựa con ấy dù đi khắp đó đây, ngắm bao nhiêu cảnh đẹp, vui thích trước biết bao điều mới lạ trên bao nẻo đường xa xôi, vẫn yêu mẹ, luôn nhớ đến mẹ, luôn mong ước chia sẻ với mẹ những điều đẹp đẽ mình cảm nhận được. Và, không bao giờ quên đường về với mẹ. Yêu biết mấy chú ngựa con của chúng mình!
(Sơn Tùng)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em đọc thầm đoạn văn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gạch dưới điệp từ, điệp ngữ trong bài đồng dao dưới đây. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn đĩa rau muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ người đi mò |
Sang đò Nhớ người chèo chống Nằm võng Nhớ người mắc dây Đứng mát gốc cây Nhớ người trồng trọt. |
Câu 2:
Câu 4:
Đọc
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
- Này, em không để chúng nó yên được à?
- Mèo mà lại! Em không phá là được...
Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nói vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Một hôm, chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, Mèo mừng quýnh lên. Mèo dẫn bạn ra vườn, cho xem toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
Và ông ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Theo Tạ Duy Anh)
Câu 5:
Theo em, việc sử dụng điệp từ trong bài ca dao trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện nhân vật được nói tới thăm nhiều nơi, nhiều người.
B. Diễn tả bước chân vội vã, cảm xúc náo nức khi trở về quê nhà.
C. Nhấn mạnh sự bận rộn, tất bật của nhân vật được nói tới.
D. Làm nổi bật tình yêu, đất nước của nhân vật được nói tới.
Câu 6:
Gạch dưới từ chỉ hoạt động được lặp lại trong bài ca dao dưới đây:
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh.
Câu 7:
Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của mọi người về những bức tranh của Kiều Phương.
- Bé Quỳnh: ……………………………………………………………………………….
- Họa sĩ Tiến Lê: …………………………………………………………………………..
- Bố của Kiều Phương: …………………………………………………………………...Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!