Giải Tiếng Việt lớp 5 dành cho buổi học thứ 2 Tuần 23 có đáp án

23 người thi tuần này 4.6 73 lượt thi 12 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

2700 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

56.5 K lượt thi 13 câu hỏi
2153 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)

54.6 K lượt thi 12 câu hỏi
1823 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1448 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

53.9 K lượt thi 12 câu hỏi
1108 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)

4.3 K lượt thi 7 câu hỏi
837 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)

53.3 K lượt thi 12 câu hỏi
821 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)

53.3 K lượt thi 12 câu hỏi
766 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 2)

53.2 K lượt thi 10 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Đọc

CÁNH ĐỒNG LÀNG

Mỗi làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều cánh đồng, dân làng gọi là các “đỗi ruộng” hay “xứ đồng, đất có thể rộng hẹp, tốt xấu khác nhau và chúng đều mang những cái tên dân dã.

Media VietJack

Ngoài các ruộng để cấy lúa, trồng màu, trên mỗi cánh đồng có khi còn có các thùng đấu, ao đầm, đìa lạch, bãi chăn thả,... đều là những thứ đất hoang hoá của chung làng xã mà mỗi người dân đều có thể khai thác được cái gì đó cho cuộc sống của mình.

Cánh đồng làng không bằng phẳng mà dày đặc các loại bờ, luống và rãnh. Bờ to cho cả cánh đồng là "bờ đỗi", bờ nhỏ cho từng thửa ruộng là "bờ con". Trong các bờ bụi có cua mà, ếch mà, hang chuột, hang rắn. Công việc nhà nông nào là phát bờ, cuốc góc, đắp vạ, be bờ, lên luống, dựng giàn.

Tuy có nhiều xứ đồng nhưng thường mỗi làng có một xứ đồng tốt nhất, gọi là "bờ xôi ruộng mật", lúa ngô, rau quả ở đây xanh tốt bời bời. Màu sắc của cánh đồng thay đổi theo mùa, mùa nào cũng đẹp. Dân làng quanh năm đầy ắp công việc:

Tháng Chạp là tháng trồng khoai

Tháng Giêng trồng đậu tháng hai trồng cà

Tháng Ba cày vỡ ruộng ra

Tháng Tư làm mạ mưa sa đấy đồng...

Hầu hết ca dao, tục ngữ của người Việt đều nảy sinh trên cánh đồng làng. Trong lúc làm ruộng, thợ cày, thợ cấy hát đối nhau. Trên cánh đồng làng, người nông dân “trông trời trông đất trông mây”, trông trăng quầng biết trời hạn, thấy trăng tán biết sắp có mưa, trông tua rua mà chuẩn bị mạ mùa sao cho kịp thời vụ.

Vừa tình yêu của con người trên cánh đồng làng cứ lớn dần theo tháng năm.

(Theo Chu Huy)

Thùng đấu: chỗ đất bị lấy đất để đắp đê, làm gạch ngói,… thành những hố sâu rộng, vuông vức.

Ao đầm, đìa lạch: chỉ những vũng nước tự nhiên nhỏ.

Cua mà, ếch mà: cua, ếch nằm trong hang, ngoài cửa hang thường có một ít đất viền cao lên.

Trông trăng quầng... có mưa: lấy ý câu tục ngữ" Trăng quảng thì hạn, trăng tán thì mưa"; trăng quáng là trăng có một vành tròn sáng nhiều màu bao quanh, có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các tinh thể băng); trăng tán thì gồm nhiều vành sáng nhưng yếu hơn, không có ranh giới rõ ràng (do ánh sáng khúc xạ qua các hạt nước), mặt trăng cũng mờ hơn trăng quầng.

Tua rua: một chùm sao nhỏ kết thành một đám mở, xuất hiện vào sáng sớm khoảng đầu tháng 5 âm lịch.


Câu 8:

Đọc.

THÚ CHƠI SÁCH CỦA NGƯỜI HUẾ

Ở Huế từ lâu đã có nhiều người chơi sách.

Người chơi sách ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện tại gia còn phải là nhà sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề nào đó. Họ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước.

Người chơi sách sẵn sàng "xới tung" tất cả các hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, các tủ sách gia đình,... để mua hay đối lấy bản sách mà họ cần.

Ở Huế từ những năm ba mươi của thế kỉ trước đã có những nhà xuất bản tiếng tăm như Đắc Lập, Anh Minh, Phúc Sinh, Tiếng Dân,... Về sau, những ấn phẩm của họ trở thành đối tượng săn lùng của những người Huế chơi sách.

Media VietJack

Người chơi sách ngoài việc đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức còn phải nhờ vào cái “duyên” nữa. Có người từng vào Sài Gòn, ra Hà Nội để tìm mua một bản sách mà không được, nhưng một sớm mai đi ngang qua chiếu sách cũ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học hay Hai Bà Trưng lại bắt gặp cuốn sách mà họ đang tìm và mua được với giá phải chăng.

Có nhiều trường phái chơi sách. Có người chơi sách theo loại – văn chương, lịch sử hay khoa học,... Có người theo tác giả. Có người theo nhà xuất bản. Có người chỉ sưu tầm sách về Huế. Có người lại chuyên săn lùng sách có thủ bút.

Trước đây người chơi sách thường là những bậc thức giả lớn tuổi. Gần đây xuất hiện thêm người chơi sách trẻ. Có bạn trẻ hiện sở hữu bộ sưu tập tới 14 000 cuốn đủ các thể loại. Có bạn trẻ có tới 6 000 cuốn chuyên về dân tộc học, văn hoá dân gian, lịch sử,... viết về Huế.

(Theo Trần Đức Anh Sơn)

Thủ bút: chữ viết tay, ở đây chỉ chữ kí và lời đề tặng của tác giả hoặc người mua sách để tặng.

Thức giả: người có kiến thức sâu rộng, được nể trọng.


4.6

15 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%