Câu hỏi:
23/09/2024 30Trả lời câu hỏi:
a. Người chơi sách giống và khác người mua sách để đọc, để lập thư viện gia đình như thế nào?
b. Người chơi sách chấp nhận những sự tốn kém nào? Vì sao có sự tốn kém đó?
c. Theo em, những người chơi sách góp phần như thế nào vào việc giữ gìn và phát triển văn hóa nói chung cũng như văn hóa đọc nói riêng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.Người chới sách giống và khác người mua sách để đọc, để lập thư viện gia đình:
+ Ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện gia đình họ còn phải sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề.
+ Họ bỏ thời gian, công sức, tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước.
+ Sẵn sàng “xới tung” tất cả các thương hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, tủ sách gia đình,… để mua hay đổi lấy sách mà họ cần.
b.
- Người chơi sách chấp nhận sự tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc.
- Có sự tốn kém đó để đổi lấy một bản sách mà họ thích.
c. Những người chơi sách ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát triển văn hóa nói chung cũng như văn hóa đọc nói riêng:
+ Lưu giữ và bảo tồn những cuốn sách lâu đời, khó tìm kiếm hoặc không lưu hành rộng rãi dưới dạng bản mềm.
+ Truyền cảm hứng, tình yêu sách và văn hóa đọc đối với mọi người xung quanh đặc biệt là giới trẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn (3 – 5 câu) nói về một nét văn hóa riêng của quê em có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
G: Nét riêng (đặc sắc) về văn hóa như mời nhau ăn trầu, uống trà xanh, lập thư viện ngoài trời cho trẻ em đọc sách, hàng xóm đến câu chuyện trò vào buổi tối với gia đình vừa có người mất,…
Câu 2:
Viết Đ nếu đúng, S nếu sai.
a. Người Huế có thú chơi sách từ lâu |
|
b. Chơi sách là mua sao cho thật nhiều sách về chất đầy các tủ sách gia đình. |
|
c. Chơi sách là lấy sách làm hiện vật và tập hợp sách theo một chủ đề nào đó. |
|
d. Người chơi sách có thể “săn” một cuốn sách với niềm đam mê đặc biệt. |
|
e. Người chơi sách luôn phải tìm kiếm sách ở mọi nơi và mất nhiều thời gian. |
|
g. Người chơi sách thường tìm sách của những nhà xuất bản ở Huế thời trước. |
|
h. Những người chơi sách chỉ hi vọng vào sự dày công tìm kiếm. |
|
i. Người chơi sách không bao giờ hi vọng vào sự may mắn. |
|
k. Ở Huế có nhiều trường phái chơi sách. |
|
l. Ở Huế hiện nay có người chơi sách cao tuổi lẫn người trẻ tuổi. |
|
Câu 3:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc.
G: Các sự việc có thể do mình chứng kiến hoặc đọc được thấy trên báo chí như:
- Một người bạn thân gặp phải một chuyện buồn hay một việc rắc rối.
- Một chuyện thương tâm hay một nghĩa cử cao quý.
- Một hành vi nghĩa hiệp (bênh vực kẻ yếu; đuổi bắt; khống chế tội phạm,..)
Câu 4:
Đọc đoạn văn và gạch dưới những từ ngữ nối để liên kết câu.
Có thể nói chơi sách là một thú tiêu khiển cao cấp. Bởi vì người chơi sách phải biết được giá trị của cuốn sách, tức là phải có học vấn sâu rộng và yêu thích văn chương, học thuật. Và người chơi sách còn phải giao thiệp rộng để được giới thiệu, mua bán, đổi chác, biếu tặng. Nhưng không chỉ có thế, người chơi sách còn phải tương đối dư giả về tiền bạc và thời gian. Nói tóm lại, chơi sách là một "nghề chơi cũng lắm công phu. Người đọc sách đã hiếm mà người chơi sách, do đó, càng hiếm hơn.
Câu 5:
Đọc.
THÚ CHƠI SÁCH CỦA NGƯỜI HUẾ
Ở Huế từ lâu đã có nhiều người chơi sách.
Người chơi sách ngoài bỏ tiền ra mua sách, lập tủ sách, thư viện tại gia còn phải là nhà sưu tầm, coi sách như hiện vật được tập hợp theo chủ đề nào đó. Họ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để săn đuổi một bản sách mà họ thích với niềm đam mê bất tận và với giá mua không lường trước.
Người chơi sách sẵn sàng "xới tung" tất cả các hiệu sách, các chiếu sách cũ vỉa hè, các tủ sách gia đình,... để mua hay đối lấy bản sách mà họ cần.
Ở Huế từ những năm ba mươi của thế kỉ trước đã có những nhà xuất bản tiếng tăm như Đắc Lập, Anh Minh, Phúc Sinh, Tiếng Dân,... Về sau, những ấn phẩm của họ trở thành đối tượng săn lùng của những người Huế chơi sách.
Người chơi sách ngoài việc đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức còn phải nhờ vào cái “duyên” nữa. Có người từng vào Sài Gòn, ra Hà Nội để tìm mua một bản sách mà không được, nhưng một sớm mai đi ngang qua chiếu sách cũ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học hay Hai Bà Trưng lại bắt gặp cuốn sách mà họ đang tìm và mua được với giá phải chăng.
Có nhiều trường phái chơi sách. Có người chơi sách theo loại – văn chương, lịch sử hay khoa học,... Có người theo tác giả. Có người theo nhà xuất bản. Có người chỉ sưu tầm sách về Huế. Có người lại chuyên săn lùng sách có thủ bút.
Trước đây người chơi sách thường là những bậc thức giả lớn tuổi. Gần đây xuất hiện thêm người chơi sách trẻ. Có bạn trẻ hiện sở hữu bộ sưu tập tới 14 000 cuốn đủ các thể loại. Có bạn trẻ có tới 6 000 cuốn chuyên về dân tộc học, văn hoá dân gian, lịch sử,... viết về Huế.
(Theo Trần Đức Anh Sơn)
Thủ bút: chữ viết tay, ở đây chỉ chữ kí và lời đề tặng của tác giả hoặc người mua sách để tặng.
Thức giả: người có kiến thức sâu rộng, được nể trọng.
về câu hỏi!