Câu hỏi:
23/09/2024 83Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về vị quan án có tài xét xử trong câu chuyện trên và cho biết các câu trong đoạn văn viết liên kết với nhau bằng cách nào.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vị quan án trong câu chuyện “Phân xử tài tình” là một vị quan thật thông minh và tài trí. Vụ việc không có nhân chứng cũng không tìm được chứng cứ gì vậy mà quan đã nghĩ ra cách xé đôi tấm vải để vạch trần kẻ gian. Cách làm ấy đã cho thấy ông là một người rất giỏi phân tích tâm lí kẻ gian – người ngay. Chỉ những người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót bật khóc còn người dửng dưng đứng nhìn không phải người đã đổ mồ hôi, công sức. Vụ xử kiện công bằng, em rất nể phục tài trí của quan án.
- Các câu trong đoạn văn viết liên kết với nhau bằng cách dùng phép thế.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
ĐỌC – HIỂU
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Ngày xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án rắc rối đến mấy, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường với một tấm vải. Trước mặt quan, một người mếu máo thưa:
- Bẩm quan, sáng nay con mang vải đi chợ bán, bà này hỏi mua, con đưa cho bà ấy xem. Thế rồi tự dưng bà ấy cướp không tấm vải bảo là của mình, nhất định không chịu trả lại cho con nữa. Xin quan đèn trời soi xét.
Quan nhìn sang người đàn bà thứ hai thì thấy bà ta cũng rưng rưng nước mắt kế:
Bẩm quan, tấm vải này con vừa dệt xong, mang đi chợ bán. Chính bà này lấy của con vậy mà còn dám đặt điều vu oan cho con.
Quan ngắt lời hai người, yêu cầu mỗi bên phải dẫn ra người làm chứng. Nhưng cả hai đều không tìm được vì sự việc xảy ra ở nơi vắng vẻ. Quan cho lính về tận nhà từng người đề xem xét có đúng vải do họ dệt ra như lời khai hay không. Lính trở về thuật lại rằng cả hai đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhau và cùng mang vải đi chợ bán hôm ấy. Quan nhìn vào thần sắc từng người để dò ý tứ, nhưng chỉ thấy vẻ đau đớn vì mất của hiện trên nét mặt của cả hai người. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo họ:
Hai người nói đều có lí cả. Biết làm sao bây giờ? Thôi, ta xử thế này: đem tấm vải xé ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thế là ổn. Hãy về nhà mà làm ăn!
Nói xong, quan sai lính đo vải để xé làm đôi. Thấy vậy, một người đàn bà bỗng ôm mặt bật khóc. Lập tức, quan sai đưa cả tấm vải cho người này rồi thét lính trói người kia lại vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót như vậy. Quả nhiên, sau một hồi tra khảo, người đàn bà kia đành cúi đầu nhận tội.
(Theo Nguyên Đổng Chi)
Quan án: chức quan ngày xưa chuyên lo việc điều tra và xét xử.
Công đường: nơi làm việc của quan lại ngày xưa.
Làm chứng: (người) đứng ra xác nhận những điều mình đã chứng kiến.
Câu 2:
Trong quá trình điều tra, để tìm ra chủ nhân của tấm vải, quan án đã dùng những biện pháp nào và kết quả của mỗi biện pháp là gì?
Biện pháp |
Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 3:
Khoanh vào chữ cái trước câu ghép.
A. Vụ án rắc rối đến mấy, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.
B. Quan ngắt lời hai người, yêu cầu mỗi bên phải dẫn ra người làm chứng.
C. Hai người nói đều có lí cả.
D. Thấy vậy, một người đàn bà bỗng ôm mặt bật khóc.
Câu 6:
về câu hỏi!