Câu hỏi:
24/09/2024 50Bằng cách nào mà Lý Thường Kiệt đã củng cố được tinh thần quân sĩ sau 2 tháng cầm cự, khi quân ta có phần núng thế?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Lý Thường Kiệt đã củng cố được tinh thần quân sĩ sau 2 tháng cầm cự, khi quân ta có phần núng thế bằng cách: Lý Thường Kiệt bèn sai người tâm phúc, đang đêm đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (bên bờ sông Như Nguyệt):
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm đại từ thay thế trong đoạn văn dưới đây và cho biết mỗi đại từ thay thế cho từ ngữ nào ở câu trước.
Trần Thánh Tông (trị vì: 1258 – 1278) là vị vua nhân từ, trung hậu. Vua cho rằng xã tắc là của cha ông để lại, nên để cho anh ẹm hoàng tộc cùng hưởng phú quý. Bởi vậy, trừ các buổi thiết triều vua mới phân biệt trên dưới, còn thường ngày vua cho các hoàng thân vào điện ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu, thật hòa hợp thân ái.
Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm đến việc khuyến khích dân học hành, mở những khoa thi chọn người tài và trọng dụng họ. Vì thế, dưới triều vua Trần Thánh Tông, đất nước có những trạng nguyên tài giỏi.
(Theo Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng)
Đại từ thay thế |
Từ ngữ được thay thế (ở câu trước) |
|
|
Câu 2:
Điền đại từ nghi vấn thích hợp vào chỗ trống trong các câu đố dưới đây. Chọn đáp án cho mỗi câu đố.
Triệu Quang Phục, Sông Đà, Đinh Tiên Hoàng
a.
Vua ……… thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?
(Là………….)
b.
Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến
Mơ về ngày đánh chiếm Long Biên
Nhiều băm gian khổ liên miên
Hỏi …… ngang dọc trong miền sậy lau?
(Là ……………)
c.
Sông ………. nổi tiếng thác Bờ
Ngày xưa hung dữ, bây giờ hiền ngoan
Biết làm ra điện thay than
Ai về thăm cũng ngập tràn niềm vui?
(Là………..)
Câu 4:
Trong trận chiến chống Tống trên sông Như Nguyệt, vì sao Lý Thường Kiệt quyết không để giặc vượt qua sông Như Nguyệt?
Câu 5:
Bài đọc giúp em hiểu điều gì về công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta?
Câu 6:
Tìm ý cho đề văn sau:
Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành lời khuyên của Bác Hồ:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Mở bài |
Giới thiệu lời khuyên của Bác Hồ và ý kiến tán thành của bản thân. |
Triển khai |
- Nêu lí do tán thành ý kiến. G: Em cần giải thích vì sao chúng ta cần hiểu rõ về những trang sử của dân tộc, về những gì dân tộc đã trải qua, những gì cha ông đã xây dựng,… … - Liên hệ tầm quan trọng của việc học Lịch sử ở trường Tiểu học. G: Em cần nêu rõ môn Lịch sử giúp em hiểu được quá khứ của dân tộc, những bài học mà cha ông ta đã đúc rút nên, những trọng trách của các thế hệ sau,… … |
Kết thúc |
- Khẳng định lại ý nghĩa của việc hiểu biết lịch sử nước nhà. .. |
Câu 7:
Đọc.
LÝ THƯỜNG KIỆT
Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng của nước ta. Trong cuộc chiến tranh chống Tống ở triều đại nhà Lý, Lý Thường Kiệt được vua giao chỉ huy quân ta chống giặc.
Trong trận chiến chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã bố trí quân đội sẵn sàng đón địch. Kế hoạch phòng thủ của Lý Thường Kiệt là chặn quân Tống từ bờ nam sông Như Nguyệt. Nếu để giặc vượt sông, chúng sẽ dễ dàng chiếm kinh đô Thăng Long như trở bàn tay.
Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho người dân ở bờ bắc sông Như Nguyệt di cư sang bờ nam để tránh sự đàn áp của giặc, rồi lập doanh trại ở bờ nam để chống giữ. Ông cho đắp đê Nam Ngạn cao như bức tường thành. Ngoài đê thì đóng cọc tre mấy tầng. Chiến thuyền rút về hết bờ nam, sẵn sàng đón đánh quân địch.
Chiến sự diễn ra hàng tháng trời. Quân giặc tuy thế mạnh, người đông nhưng mấy lần vượt sông đều bị đánh lui. Tuy vậy, quân ta cũng dần dần núng thế. Tình thế hết sức nguy cấp. Để cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng địch, Lý Thường Kiệt bèn sai người tâm phúc, đang đêm đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương Hồng, Trương Hát (bên bờ sông Như Nguyệt):
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Đang đêm, nghe tiếng thơ vang lên sang sảng, hào hùng, ai cũng cho rằng thần làm ra bài thơ đó để báo trước việc quân giặc tất bại, quân ta tất thắng. Lòng tin tưởng vào thắng lợi được củng cố, quân sĩ ai nấy đều phấn khởi. Khí thế đã hăng, Lý Thường Kiệt bèn mở cuộc tiến công, đánh cho giặc Tống đại bại, phải cầu hòa và rút về nước. Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
(Theo Lưu Hồng Hải)
* Đây là bản dịch ra tiếng Việt; bài thơ viết bằng chữ Hán.
Núng (thế): không còn vững chắc, không còn đủ sức chịu đựng, chống đỡ nữa.
Tuyên ngôn: bản tuyên bố của một quốc gia hoặc một tổ chức.
về câu hỏi!