Câu hỏi:
20/10/2024 164Đọc câu truyện và trả lời câu hỏi:
KHÔNG AI THƯƠNG YÊU HƠN BÁC
Có lần Tỉnh uý Quảng Ninh biếu Bác một cành san hô to, dẹp, màu sǎc trắng hồng như ngọc. Bác thích lắm, dùng làm quà biếu vị lãnh đạo một Đảng anh em. Cành san hộ để ở nhà khách Phủ Chủ tịch, chờ Bác ra xem lần chót rồi gửi đi. Lúc để ở nhà khách, anh em xúm lại xem. Anh này sò,anh kia sờ, xô đầy thế nào đó, một anh lỡ tay đánh rơi, vỡ làm đôi. Mọi người sợ quá. Không còn cách gì để chữa lại được nữa. Bác ra đến nơi rồi. Bác ra, Bác cũng bị bất ngờ. Bị bất ngờ như thế nhưng một nét nhíu lông mày Bác cũng không có, một lời nói nặng càng không có nữa. Bác biết làanh em sợ lắm, làm thế nào trấn tĩnh được tỉnh thần anh em. “Thôi, phận san hồ nó mỏng manh, con san hô về đất rồi. Anh em đi đâu, gọi các chúấy ra đây. Bây giờ Bác, cháu ta tính thế nào nhỉ, lại đây cùng nhau bàn xem gỡ cái chuyện này thế nào”. Cuối cùng phải lấy một bức ảnh to của Bác, Bác đề tặng và kí vào gửi biếu. Người lỡ tay đánh vỡ cành san hô thấy Bác độ lượng như vậy, cảm động, giàn giụa nước mắt.
Đến buổi tối hôm đó, làm việc với đồng chí phụ trách văn phòng xong,Bác bảo: “Hôm nay còn thừa thì giờ, bây giờ chú kể cho Bác nghe cành san hô ấy bị vỡ thế nào?”. Đồng chí này kể lại từ đầu. Bác phát hiện chi tiết này: Người đánh vỡ là đồng chí lái xe. Bác bảo: “Thế này nguyên nhân không phải là lỡ tay. [...] Nguyên nhân ở trong tổ chức và nếp làm việc [...]. Nếu chú thấy đúng như thế, lần nào họp, anh em bàn lại chuyện này rútkinh nghiệm,...”. Bác là như thế. Một sai sót nhỏ cũng không bóqua, rút kinh nghiệm để sửa chữa. Nhưng vẫn không nói nặng một lời nào.
(Theo Những chuyện kế về tấm gương trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân
dân cúa Chú tich Hồ Chí Minh, NXB Chính tri quốc gia Sự that,
2016,trang 127,128,129)
a) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách góp ý, phê bình khéo léo và dộ luong của Bác.
b) Em học duợc điều gì từ Bác Hồ trong câu chuyên trên?
c) Theo em, lòng khoan dung của Bác Hồ trong câu chuyện trên dã tác động như thế nào đến cán bộ, công nhân viên ở Phủ Chủ Tịch?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Suy nghĩ về cách góp ý, phê bình khéo léo và độ lượng của Bác:
- Bác Hồ phê bình nhẹ nhàng, không đổ lỗi cá nhân mà tập trung vào nguyên nhân chung. Bác góp ý khéo léo, tinh tế, và mang tính xây dựng, giúp mọi người rút kinh nghiệm mà không làm tổn thương ai, thể hiện sự độ lượng và thấu hiểu.
b) Điều em học được từ Bác Hồ trong câu chuyện:
- Em học được cách phê bình nhẹ nhàng, không chỉ trích cá nhân mà tập trung vào cải thiện chung. Đồng thời, khoan dung và độ lượng giúp mọi người dễ dàng nhận ra sai lầm và sửa chữa.
c) Tác động của lòng khoan dung của Bác đến cán bộ, công nhân viên:
- Lòng khoan dung của Bác tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp mọi người thoải mái rút kinh nghiệm và sửa sai mà không lo sợ bị phê bình nặng nề, từ đó cải thiện bản thân và công việc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khẳng định nào duới đây không đúng về ý nghĩa của khoan dung?
A. Giúp mỗi người thoải mái hơn khi bản thân mác lỗi.
B. Giúp chúng ta cới mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sóng.
C. Giúp cuộc sống và mối quan hệ với mọi người trở nên lành manh,thân ái.
D. Được mọi người yêu quý, tôn trọng.
Câu 2:
Em hãy cùng bạn thảo luận và chia sẻ về ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao sau:
a.Giơ cao đánh khẽ.
b. Hoa thơm ai dễ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai.
Câu 3:
Em sẽ làm gì để thể hiện lòng khoan dung trong từng trường hợp duới dây:
a. Chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thiếu tôn trọng ngoại hình của bạn khác.
b. Thấy bạn nhận xét không đúng về thái độ tham gia làm việc nhóm của ban khác.
c. Thấy hàng xóm xua đuổi cụ già ăn xin ngồi truớc cửa.
d. Cuối tuần, bố mẹ có việc bận giao cho em trông em gái nhỏ 3 tuổi.Do mải xem phim không để ý đến em, em gái đã dùng kéo cắt hỏng bộ váy mới mua mà em rất thích.
e. Bạn K vô ý làm gãy chiếc bút máy là kỉ vật bà ngoại tặng em đầu năm học. Bạn K lúng túng xin lỗi và hứa sẽ đền em chiếc bút máy khác.
Câu 4:
Người có lòng khoan dung luôn tha thứ lỗi lầm cho người khác khi người đó
A.Hối hận.
B. Xin lỗi.
C. Biết sửa chữa lỗi lầm.
D. Biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Câu 5:
Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự khoan dung?
A. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
B. Tha thứ cho chính minh.
C.Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.
D. Có ý kiến riêng và tìm mọi cách để bảo vệ quan điểm cá nhân cua mình.
Câu 6:
Đọc câu truyện và trả lời câu hỏi:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO)quyết định tuyên bố ngày 16 tháng 11 là Ngày Quốc tế về Khoan dung,bǎt đầu từ năm 1995 với những tuyên bố về Khoan dung như sau:
“Khoan dung là cần thiết giữa các cá nhân và ở cấp độ gia đình và cộng đồng. Thúc đấy lòng khoan dung và hình thành thái độ cởi mở, lắng nghe vàđoàn kết diễn ra trong các trường học và trường đại học và thông qua giáo dục không chính quy, tại nhà và tại nơi làmn việc. Các phương tiện truyèn thông có vai trò xây dựng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại vàthảo luận cởi mở và tự do, phố biến các giá trị cúa lòng khoan dung và nêu bật những nguy cơ của sự thờ ơ đối với sự gia tăng của các nhóm và hệ tưtướng không khoan dung.”.
a) Theo UNESCO, những biểu hiện của khoan dung cần dược thúc dây là gì?
b) Em hãy trình bày trách nhiệm của mình và xã hội để xây dụng và lan toả lòng khoan dung trong cuộc sống.
Câu 7:
Sống cởi mở, chân thành, rộng lượng, biết tha thứ, tôn trọng sự khác biệt là biện pháp rèn luyện để trở thành người có lòng
A.Yêu Tổ quốc.
B. Biết ơn
C. Khoan dung.
D. Hiếu thảo.
về câu hỏi!