Câu hỏi:
20/10/2024 177HAI CON CHIM
Hai con chim đang sống hạnh phúc trên một cây liễu. Một con đậu trên cành cây cao nhất, còn con kia đậu ở cành thấp hơn.
Một buổi sáng, con chim đậu ở cành cao cất tiếng phá vỡ sự im lặng:
- Ôi,những chiếc lá xanh ở đây mới đẹp làm sao!
- Mắt làm sao thế, anh không thấy chúng trắng bệch ra hay sao?
Con chim ở cành cao buồn bã trả lời:
- Chính mắt anh mới có vấn đề! Những chiếc lá xanh rì!
Con chim ở cành dưới hướng lên đáp trả:
- Tôi xin cược bộ lông đuôi của tôi rằng, những chiếc lá màu trắng, anh chả biết gì cả.
Con chim ở cành cao bừng bừng nổi giận, nó lao xuóng cành dưới với ý định dạy cho con chim kia một bài học.
Bỗng, con chim lao xuống từ cảnh cao nói:
- Thật lạ lùng. Hãy nhìn những chiếc lá mà xem, chúng là màu trắng. Rồi nó mời con chim kia:
- Hãy nhìn những chiếc lá mà xem, chúng xanh thế kia!
(Theo Diane Tillman, Những giá tri sống cho tuổi trẻ, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011)
a) Em hãy cho biết điều gì có thể xáy ra nếu hai con chim trong câu chuyên có tình không công nhân những gì mà đối phương nhìn thấy.
b) Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân và phân tích ý nghĩa của khách quan, công bằng. Nêu tác hại của thiếu khách qua, công bằng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Điều gì sẽ xảy ra nếu hai con chim không công nhận những gì đối phương nhìn thấy?
Nếu hai con chim không công nhận góc nhìn của nhau, chúng sẽ tiếp tục cãi nhau, thậm chí có thể dẫn đến xung đột, mất đi sự hòa thuận. Sự không thấu hiểu và chấp nhận quan điểm của đối phương có thể gây ra sự bất đồng và chia rẽ.
b) Bài học: Mỗi người có thể có những góc nhìn khác nhau về một sự việc tùy vào vị trí và hoàn cảnh của mình. Để có cái nhìn toàn diện và đúng đắn, chúng ta cần lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác, không nên chỉ khăng khăng bảo vệ quan điểm cá nhân.
- Ý nghĩa: Khách quan là khi ta nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, không bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân hay thành kiến. Nó giúp ta có được cái nhìn tổng thể và đúng đắn hơn về một vấn đề.
- Công bằng là khi ta đối xử với mọi người và mọi việc một cách bình đẳng, không thiên vị hay ưu tiên ai vì lợi ích cá nhân.
- Tác hại của thiếu khách quan, công bằng:
Thiếu khách quan và công bằng có thể dẫn đến xung đột, bất đồng và mất niềm tin giữa con người. Nó có thể gây ra sự bất công trong các quyết định, làm tổn hại đến sự đoàn kết và tình cảm giữa mọi người, khiến các mối quan hệ và xã hội trở nên bất ổn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lựa chọn phương án trá lòi đúng trong các câu sau đây:
a) Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của khách quan đối với xã hội?
A. Đưa ra đuợc quyết dinh đúng đắn.
B. Mở rộng được kiến thức của bản thân
C. Tạo động lực để con người sáng tạo.
D. Duy trì bình đẳng và thực thi dân chủ.
Câu 2:
Phân tích ý nghĩa cúa khách quan và công bằng được biểu đạt trong các câu sau:
a. Trời đất không che chở riêng ai,
Mặt Trời, Mặt Trǎng không soi sáng riêng ai.
b. Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.
c.Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
d. Ưa nên tốt, ghét nên xấu.
Câu 3:
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện khách quan và công bằng? Giải thích vì sao.
A. Giám đốc công ty quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên là chị M vì M vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp.
B. Toà án nhân dân huyện Z ra quyết định trao quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ dựa trên lọi ích của con.
C. Nhà báo G viết bài đưa tin về các hành vi trái pháp luật dựa trên lời kể của nhân chứng tại hiện trường và suy luận của bản thân.
D. Giáo viên P đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm học sinh dựa vào nội dung thuyết trình và khả năng thể hiện của tất cả các thành viên trong nhóm.
E. Bạn T khẳng định một bộ phim được đánh giá là hay khi dựa vào tên tác giả và độ nổi tiếng của diễn viên chính trong phim.
Câu 4:
Em đồng ý hoặc không đồng ý với nhận định nào duới đây? Vì sao?
A. Khách quan và công bằng để cao sự trung thực, bình đẳng.
B. Công bằng là đối xử tương đương với tất cả mọi người.
C.Ngưòi khách quan khi mô tả sự việc thường rất công bằng.
E. Thiếu khách quan và công bằng thì xã hội sẽ không phát triển.
Câu 5:
Đọc câu chuyện dưới đây và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b.c,d. Giải thích vì sao.
Có một nguòi nông dân trổng ngô ở thôn quê, vụ nào cũng bội thu. Khi được hỏi bí quyết thành công, người nông dân nói rằng, ông đã chia nhūng hạt gióng tốt cho láng giềng của mình. "Tại sao ông lại làm nhu thể khi giữa ông và họ có sự cạnh tranh thành quá thu hoạch sau vụ mùa với nhau?" Trước câu hỏi ngạc nhiên của mọi nguời, người nông dân bình thàn nói: “Có gi đâu. Chẳng nhē mọi người không biết rằng mỗi làn những cơn gió thối qua cánh đồng ngô này, phấn hoa sẽ bị cuốn theo chiều gió, rải đều khắp nơi từ cánh đồng ngô này đến cánh đồng ngô khác. Nếu những người láng giếng của tôi tròng những giông ngô kém chất lượng thì sự gieo phấn trên cánh đồng ngô của tôi cũng sẽ đem đến những bắp ngô kém chất lượng. Do đó nếu tôi muốn trồng được giống ngô tốt thì trước hết, tôi phải giúp những người làng giềng của tôi có những hạt giống tốt”
(Theo Hà Yên,Gieo mầm tính cách, NXB Trẻ,2023)
a.Người nông dân chia sẻ hạt giống tốt cho láng giềng của mình, tạo điều kiện cho họ có cơ hội trồng được ngô chất lượng là biểu hiện của công bằng.
b. Tính khách quan biểu hiện ở việc người nôn dân đã áp dụng mọt phương pháp trồng ngô dựa trên một quy luật tự nhiên - sự phân phối của cơn gió.
c. Thông điệp trong câu chuyện “khi cho đi, bao giờ người cho cũng được nhận lại” đó là biểu hiện của sự công bằng.
d. Nhận thức của người nông dân rằng sự thành công của láng giềng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của ông là biểu hiện của khách quan.
Câu 6:
e) Khi đánh giá thành tích làm việc nhóm của mỗi cá nhân, cách đánh giá nào dưới đây của trưởng nhóm thể hiện sự công bằng?
A. Đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân.
B. Tập trung vào kết quả và sự đóng góp.
C.Lấy lợi thế cá nhân làm tiêu chí đánh giá.
D.Nghe theo yý kiến của số đông trong nhóm
Câu 7:
d) Việc làm nào dưới đây không thể hiện sự công bằng?
A. Giải quyết công việc không thiên vị
B. Giải quyết vấn đề theo tình cảm.
C.Giải quyết công việc theo lẽ phải.
D.Giải quyết công việc thấu tình đạt lí.
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 KNTT có đáp án ( Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 KNTT có đáp án ( Đề 2)
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Cánh Diều có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4 (có đáp án): Bảo vệ hòa bình
Đề thi giữa kì 1 môn GDCD lớp 9 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Cánh Diều có đáp án (Đề 2)
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 CTST có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!