Câu hỏi:
22/10/2024 25Ngày 25/8/2023, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức T (46 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Dương Quốc C (61 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) và Nguyễn Thị Kim T (50 tuổi, ngụ quận 11).
Trước đó, qua theo dõi, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện Nguyễn Đức T và một số người có dấu hiệu buôn bán tân dược không rõ nguồn gốc, tân dược giả, trong đó có một số loại thuốc khan hiếm trên thị trường hiện nay có chức năng hỗ trợ điều trị COVID-19. Ngày 20/8/2023, trinh sát phát hiện Nguyễn Đức T chở 1 thùng cát-tông nghi vấn chứa tân dược giả nên kiểm tra, phát hiện 150 hộp thuốc. Nguyễn Đức T khai nhận đây là tân dược giả do mình tự mua nguyên liệu, đem về sản xuất rồi bán ra thị trường kiếm lời.
Khám xét khẩn cấp tại 3 địa điểm là nơi sản xuất, tàng trữ, buôn bán tân dược giả tại quận Phú Nhuận, quận Tân Bình và quận 8, công an tạm giữ số lượng lớn nguyên liệu, hơn 630 000 viên tân dược giả và công cụ, phương tiện sản xuất; trong đó có: 3 116 hộp thuốc giả, một số nhãn hiệu, 2,5kg viên thuốc màu trắng không nhãn hiệu dùng để sản xuất thuốc giả, 100 lọ thuốc loại 200 viên/lọ, 50 lọ thuốc đã bóc nhãn hiệu,...
(Theo Ngọc Khải, tuoitre.vn, ngày 25/8/2021)
a) Em hãy xác định hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân trên.
b) Theo em, hành vi của những cá nhân trên có thể chịu hậu quả pháp lí như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Các chủ thể trong thông tin đã có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vì vi phạm khoản 33 Điều 2 Luật Dược năm 2016.
b) Hành vi của các cá nhân vi phạm có thể bị xử lí theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể: “1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm và có một số vốn nhất định, H muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm mây tre đan truyền thống, nhưng bố mẹ của H lại ngăn cản, không đồng ý với lí do là mặt hàng đó rất ít khách hàng. Tuy nhiên, H không đồng ý và vẫn đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân chuyên về các sản phẩm mây tre đan truyền thống.
a) Em hãy nhận xét hành vi của bố mẹ của H.
b) Hành vi của H có phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
Câu 3:
Một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định là
A. tài sản.
B. thuế.
C. hàng hoá.
D. tiền.
Câu 4:
Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh chỉ cần nộp một khoản thuế duy nhất.
B. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh có nghĩa vụ nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.
C. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo kê khai của cá nhân.
D. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh cần nộp thuế ở mức cao nhất.
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Tự tổ chức các hoạt động kinh doanh mà không cần đăng kí kinh doanh.
B. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
C. Tự do tìm kiếm thị trường và khách hàng.
D. Tự chủ trong kinh doanh
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không có trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật?
A. Công việc và địa điểm làm việc.
B. Thời hạn của hợp đồng lao động.
C. Thông tin cá nhân người thân của người giao kết hợp đồng.
D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 7:
về câu hỏi!