Câu hỏi:
22/10/2024 32Do có đam mê kinh doanh nên chị M đã quyết định mở một đại lí bán đồ dùng học tập cho học sinh ngay gần trường học. Chị M đã đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đại lí của chị M thường xuyên kê khai doanh thu bị lỗ nhưng lại nhập hàng liên tục. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, chị M đã làm giả các giấy tờ, sổ sách để trốn nộp thuế với số tiền là 200 triệu đồng.
Theo em, hậu quả của hành vi vi phạm của chị M là gì? Hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hành vi của chị M trốn nộp thuế với số tiền là 200 000 000 đồng là vị phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lí theo điểm d khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:
Điều 200. Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100 000 000 đồng đến dưới 300 000 000 đồng hoặc dưới 100 000 000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100 000 000 đồng đến 500 000 000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
d) Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm và có một số vốn nhất định, H muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm mây tre đan truyền thống, nhưng bố mẹ của H lại ngăn cản, không đồng ý với lí do là mặt hàng đó rất ít khách hàng. Tuy nhiên, H không đồng ý và vẫn đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân chuyên về các sản phẩm mây tre đan truyền thống.
a) Em hãy nhận xét hành vi của bố mẹ của H.
b) Hành vi của H có phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
Câu 3:
Một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định là
A. tài sản.
B. thuế.
C. hàng hoá.
D. tiền.
Câu 4:
Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh chỉ cần nộp một khoản thuế duy nhất.
B. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh có nghĩa vụ nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.
C. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo kê khai của cá nhân.
D. Công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh cần nộp thuế ở mức cao nhất.
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Tự tổ chức các hoạt động kinh doanh mà không cần đăng kí kinh doanh.
B. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
C. Tự do tìm kiếm thị trường và khách hàng.
D. Tự chủ trong kinh doanh
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không có trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật?
A. Công việc và địa điểm làm việc.
B. Thời hạn của hợp đồng lao động.
C. Thông tin cá nhân người thân của người giao kết hợp đồng.
D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 7:
về câu hỏi!