Câu hỏi:

26/10/2024 352

DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

[0] Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là những vấn đề quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam nói riêng; trong đó phải kể tới vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu đã và đang quan tâm nghiên cứu, tranh luận sôi nổi là các vấn đề định nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự ra đời của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, …

[1] Vấn đề dân tộc là một trong những nội dung quan trọng nhất của nhận thức lịch sử. Điều này nghiệm đúng với cả nhận thức dân gian về lịch sử cũng như với khoa học lịch sử. Nhu cầu nhận thức lịch sử của nhân loại đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện dưới những hình thức sơ khai nhất. Khi đó, nhận thức lịch sử đơn giản chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đối với việc hiểu biết và lưu truyền kí ức dân gian về cội nguồn và về bản sắc của mình, và để phân biệt với các cộng đồng láng giềng.

[2] Đến khi sử học ra đời thì vấn đề nguồn gốc, đặc tính và bản sắc của các cộng đồng người, của các nhà nước, các dòng họ, v.v... vẫn tiếp tục là những nội dung chiếm giữ vị trí quan trọng nhất. Về sau này, khi các loại hình dân tộc đã hình thành với tính cách là một hình thức tổ chức cộng đồng xã hội phức hợp hiện đại, thì nhận thức về cội nguồn và con đường hình thành dân tộc, về đặc trưng và bản sắc văn hóa của dân tộc vẫn tiếp tục là những nội dung quan yếu nhất trong nhận thức của các dân tộc về bản thân mình và về những cộng đồng dân tộc khác. Tri thức về cội nguồn cùng với các tri thức khác về lịch sử và văn hóa của dân tộc chính là những nền tảng quan trọng của tâm lí dân tộc và ý thức dân tộc.

[3] Với ý nghĩa như vậy, có thể hiểu rằng ý thức dân tộc đã manh nha hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử dân tộc, vấn đề thứ nhất đặt ra chính là nghiên cứu về những con đường hình thành dân tộc, về ý thức cội nguồn và những hình thức biểu đạt của ý thức về cội nguồn, về những điều kiện chủ quan và khách quan cũng như những đặc tính riêng của các cộng đồng người trong các giai đoạn tiền dân tộc.

[4] Đương nhiên, dân tộc là một vấn đề rộng lớn, không chỉ bao gồm vấn đề nguồn gốc và các con đường hình thành dân tộc. Một loạt các vấn đề khác liên quan đến dân tộc, như nội dung và các hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc; nguồn gốc và đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc; mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc, ý thức dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và ý thức cộng đồng; bản chất và đặc điểm của dân tộc với tính chất là một loại hình cộng đồng người trong lịch sử; mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, nhà nước, với chủng tộc, tộc người và với quốc gia; mối quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia, v.v....

[5] Mỗi vấn đề nêu trên đều đã và đang là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu khoa học xã hội trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt là trên các lĩnh vực sử học, dân tộc học, nhân học, văn hóa học, xã hội học, khu vực học và khoa học chính trị. Riêng đối với sử học, dân tộc không chỉ là một nội dung cốt yếu mà còn là một nội dung rộng lớn, bao trùm của khoa học lịch sử, dù người ta tiếp cận lịch sử nhân loại từ góc độ chung nhất (general history) hay từ bất kì khía cạnh nào: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự hay lịch sử tư tưởng. Thậm chí, có những nghiên cứu lịch sử mà xuất phát điểm là nhằm để phủ nhận chủ nghĩa dân tộc và vấn đề dân tộc thì trước sau cũng không thể né tránh vấn đề dân tộc.

[6] Đặc biệt, từ khi xuất hiện loại hình biên soạn lịch sử dân tộc (national history) với nội dung cốt lõi là lịch sử quá trình dân tộc (national building process), thì vấn đề dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nói theo cách của Edward Hallett Carr trong công trình nổi tiếng của mình “Lịch sử là gì?”: “Sử học là quá trình tương tác qua lại giữa nhà sử học và sử liệu của anh ta”, và do đó, “là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”. Như thế, vấn đề luôn luôn đặt ra với mỗi nhà sử học, bất kể ông hay bà ta thuộc về trường phái sử học nào, khi cầm bút viết “lịch sử dân tộc”, đều phải trả lời câu hỏi: ta đang tham gia vào “cuộc đối thoại” với cộng đồng dân tộc nào trong lịch sử đây?” Nếu không trả lời được rành mạch câu hỏi này thì rất dễ xảy ra tình trạng nhà sử học chọn nhầm đối tượng cho cuộc “đối thoại” học thuật của mình. Cho nên, cứ mỗi khi có một cách tiếp cận, một cách luận giải hay một lí thuyết khoa học mới về vấn đề dân tộc và con đường hình thành dân tộc ra đời thì các bộ “lịch sử dân tộc” đã và đang tồn tại lại phải đương đầu với thử thách sống còn: chúng có còn thực sự xứng đáng được coi là một sự trình bày khoa học về “lịch sử dân tộc” hay không?

(Theo P.H Tung, trích Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 77-89)

Tại sao vấn đề dân tộc được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu lịch sử?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Đọc và xác định thông tin trong đoạn [1] của bài viết: “Nhu cầu nhận thức lịch sử của nhân loại đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện dưới những hình thức sơ khai nhất. Khi đó, nhận thức lịch sử đơn giản chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đối với việc hiểu biết và lưu truyền kí ức dân gian về cội nguồn và về bản sắc của mình, và để phân biệt với các cộng đồng láng giềng”; vậy nhu cầu lớn nhất của con người là nhận thức về cội nguồn và bản sắc của mình so với những tộc người khác. Chọn B.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Một dân tộc, Quốc gia cần phải có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân tộc, bản sắc các tộc người cùng chung sống mới có thể phát triển được các ngành lịch sử là đúng hay sai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Có thể dựa trên hiểu biết cá nhân hoặc các thông tin trong bài viết để xác định nghiên cứu về lịch sử dân tộc là một khía cạnh, vấn đề chứ không phải yếu tố then chốt, tạo nền tảng cho sự phát triển của các ngành lịch sử. Chọn ¤ Sai.

Câu 3:

Điền từ thích hợp (không quá hai tiếng) để hoàn thành câu sau:

“Song hành với sự phát triển của xã hội hiện đại, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu về ________________ dân tộc, sự nỗ lực trong quá trình nhận thức của các dân tộc về bản thân mình và về những cộng đồng dân tộc khác; là một trong những cách thức để con người lí giải cho những hành vi trong đời sống.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [2] của bài viết, chú ý nội dung: “bản sắc văn hóa của dân tộc vẫn tiếp tục là những nội dung quan yếu nhất trong nhận thức của các dân tộc về bản thân mình và về những cộng đồng dân tộc khác”.

Từ cần điền là: bản sắc.

Câu 4:

Theo bài viết, điều gì làm cho ý thức dân tộc hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Bài viết cho biết ý thức dân tộc đã manh nha hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời và nói rõ: “trong nghiên cứu lịch sử dân tộc, vấn đề thứ nhất đặt ra chính là nghiên cứu về những con đường hình thành dân tộc, về ý thức cội nguồn và những hình thức biểu đạt của ý thức về cội nguồn, về những điều kiện chủ quan và khách quan cũng như những đặc tính riêng của các cộng đồng người trong các giai đoạn tiền dân tộc”. Chọn C. 

Câu 5:

Theo bài viết, đâu là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới lịch sử dân tộc?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [4] của bài viết: “Một loạt các vấn đề khác liên quan đến dân tộc, như nội dung và các hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc; nguồn gốc và đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc; mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc, ý thức dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và ý thức cộng đồng; bản chất và đặc điểm của dân tộc với tính chất là một loại hình cộng đồng người trong lịch sử; mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, nhà nước, với chủng tộc, tộc người và với quốc gia; mối quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia, v.v....”. Chọn A. 

Câu 6:

Theo bài viết, vì sao vấn đề dân tộc luôn là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [5] của bài viết: “dân tộc không chỉ là một nội dung cốt yếu mà còn là một nội dung rộng lớn, bao trùm của khoa học lịch sử, dù người ta tiếp cận lịch sử nhân loại từ góc độ chung nhất (general history) hay từ bất kì khía cạnh nào”. Chọn C. 

Câu 7:

Trong khoa học lịch sử, có những xu hướng bài trừ vấn đề dân tộc nên các nhà khoa học đi theo hướng này luôn chọn điểm xuất phát là sự phủ nhận chủ nghĩa dân tộc và các vấn đề dân tộc, tộc người là đúng hay sai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [5] của bài viết: “Thậm chí, có những nghiên cứu lịch sử mà xuất phát điểm là nhằm để phủ nhận chủ nghĩa dân tộc và vấn đề dân tộc thì trước sau cũng không thể né tránh vấn đề dân tộc”. Từ đó có thể thấy, dù cố gắng tạo ra điểm tách rời giữa vấn đề dân tộc với các lĩnh vực khác nhưng các nhà khoa học thường thất bại. Chọn ¤ Đúng.

Câu 8:

Điền từ thích hợp (không quá hai tiếng) để hoàn thành câu sau:

“Để trả lời cho câu hỏi “Lịch sử là gì?”, Edward Hallett Carr đã chia sẻ rằng sử học là quá trình tương tác giữa nhà sử học và sử liệu của anh ta; từ đó có thể thấy dù ở bất cứ trường phái nghiên cứu nào thì đây cũng là cuộc ______________ không bao giờ chấm dứt của hiện tại và quá khứ.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

“Để trả lời cho câu hỏi “Lịch sử là gì?”, Edward Hallett Carr đã chia sẻ rằng sử học là quá trình tương tác giữa nhà sử học và sử liệu của anh ta; từ đó có thể thấy dù ở bất cứ trường phái nghiên cứu nào thì đây cũng là cuộc đối thoại không bao giờ chấm dứt của hiện tại và quá khứ.”

Từ cần điền là: đối thoại.

Câu 9:

Theo tác giả, loại hình biên soạn lịch sử dân tộc (national history) đã thay đổi cách nhìn nhận của nhà sử học về lịch sử như thế nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [6[ của bài viết. Trong đoạn văn, tác giả nhấn mạnh rằng loại hình biên soạn lịch sử dân tộc (national history) đã thay đổi cách nhìn nhận của nhà sử học về lịch sử bằng cách làm cho họ tập trung vào lịch sử xã hội (lịch sử quá trình dân tộc), không chỉ là lịch sử chính trị hay các quốc gia khác. Chọn A. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Chọn đáp án chính xác nhất.

Cơ thể vi khuẩn được cấu tạo từ dạng tế bào nào?

Xem đáp án » 26/10/2024 606

Câu 2:

Một kĩ sư mới ra trường làm việc với mức lương khởi điểm là 7 triệu đồng/tháng. Cứ sau 9 tháng làm việc, mức lương của kĩ sư đó lại được tăng thêm 10%. Hỏi sau 4 năm làm việc, tổng số tiền lương kĩ sư đó nhận được là bao nhiêu?

Xem đáp án » 26/10/2024 456

Câu 3:

Vì sao các nhà khoa học Việt cần nghiên cứu và chế tạo ra pin sạc Li-ion?

Xem đáp án » 26/10/2024 415

Câu 4:

Dựa trên thông tin trong Bảng 1, để xác định chính xác ion kim loại bằng sắc ký giấy, người ta cần biết

Xem đáp án » 26/10/2024 331

Câu 5:

Kết quả của 2 thí nghiệm ủng hộ kết luận rằng khi trọng lượng của một vật tăng lên, thì lực trung bình cần thiết để di chuyển vật khỏi trạng thái nghỉ sẽ:

 

ĐÚNG

SAI

giảm.

¡

¡

tăng lên.

¡

¡

không đổi.

¡

¡

Xem đáp án » 26/10/2024 315

Câu 6:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 2 là: 

Xem đáp án » 26/10/2024 262

Bình luận


Bình luận