Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 15)

98 người thi tuần này 4.6 229 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 5:

Trong các mệnh đề cho dưới đây, mệnh đề nào là mệnh đề sai?

Xem đáp án

Câu 9:

 Cho hàm số . Hàm số có đồ thị như hình bên.

Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Câu 16:

 Cho hàm số .

Phát biểu đúng là

Xem đáp án

Câu 41:

Theo bài viết, tại sao tri thức về cội nguồn, lịch sử và văn hóa của dân tộc được coi là những nền tảng quan trọng của tâm lí dân tộc và ý thức dân tộc?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

[0] Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là những vấn đề quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam nói riêng; trong đó phải kể tới vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu đã và đang quan tâm nghiên cứu, tranh luận sôi nổi là các vấn đề định nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự ra đời của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, …

[1] Vấn đề dân tộc là một trong những nội dung quan trọng nhất của nhận thức lịch sử. Điều này nghiệm đúng với cả nhận thức dân gian về lịch sử cũng như với khoa học lịch sử. Nhu cầu nhận thức lịch sử của nhân loại đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện dưới những hình thức sơ khai nhất. Khi đó, nhận thức lịch sử đơn giản chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đối với việc hiểu biết và lưu truyền kí ức dân gian về cội nguồn và về bản sắc của mình, và để phân biệt với các cộng đồng láng giềng.

[2] Đến khi sử học ra đời thì vấn đề nguồn gốc, đặc tính và bản sắc của các cộng đồng người, của các nhà nước, các dòng họ, v.v... vẫn tiếp tục là những nội dung chiếm giữ vị trí quan trọng nhất. Về sau này, khi các loại hình dân tộc đã hình thành với tính cách là một hình thức tổ chức cộng đồng xã hội phức hợp hiện đại, thì nhận thức về cội nguồn và con đường hình thành dân tộc, về đặc trưng và bản sắc văn hóa của dân tộc vẫn tiếp tục là những nội dung quan yếu nhất trong nhận thức của các dân tộc về bản thân mình và về những cộng đồng dân tộc khác. Tri thức về cội nguồn cùng với các tri thức khác về lịch sử và văn hóa của dân tộc chính là những nền tảng quan trọng của tâm lí dân tộc và ý thức dân tộc.

[3] Với ý nghĩa như vậy, có thể hiểu rằng ý thức dân tộc đã manh nha hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử dân tộc, vấn đề thứ nhất đặt ra chính là nghiên cứu về những con đường hình thành dân tộc, về ý thức cội nguồn và những hình thức biểu đạt của ý thức về cội nguồn, về những điều kiện chủ quan và khách quan cũng như những đặc tính riêng của các cộng đồng người trong các giai đoạn tiền dân tộc.

[4] Đương nhiên, dân tộc là một vấn đề rộng lớn, không chỉ bao gồm vấn đề nguồn gốc và các con đường hình thành dân tộc. Một loạt các vấn đề khác liên quan đến dân tộc, như nội dung và các hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc; nguồn gốc và đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc; mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc, ý thức dân tộc với chủ nghĩa yêu nước và ý thức cộng đồng; bản chất và đặc điểm của dân tộc với tính chất là một loại hình cộng đồng người trong lịch sử; mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, nhà nước, với chủng tộc, tộc người và với quốc gia; mối quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia, v.v....

[5] Mỗi vấn đề nêu trên đều đã và đang là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu khoa học xã hội trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt là trên các lĩnh vực sử học, dân tộc học, nhân học, văn hóa học, xã hội học, khu vực học và khoa học chính trị. Riêng đối với sử học, dân tộc không chỉ là một nội dung cốt yếu mà còn là một nội dung rộng lớn, bao trùm của khoa học lịch sử, dù người ta tiếp cận lịch sử nhân loại từ góc độ chung nhất (general history) hay từ bất kì khía cạnh nào: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự hay lịch sử tư tưởng. Thậm chí, có những nghiên cứu lịch sử mà xuất phát điểm là nhằm để phủ nhận chủ nghĩa dân tộc và vấn đề dân tộc thì trước sau cũng không thể né tránh vấn đề dân tộc.

[6] Đặc biệt, từ khi xuất hiện loại hình biên soạn lịch sử dân tộc (national history) với nội dung cốt lõi là lịch sử quá trình dân tộc (national building process), thì vấn đề dân tộc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nói theo cách của Edward Hallett Carr trong công trình nổi tiếng của mình “Lịch sử là gì?”: “Sử học là quá trình tương tác qua lại giữa nhà sử học và sử liệu của anh ta”, và do đó, “là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”. Như thế, vấn đề luôn luôn đặt ra với mỗi nhà sử học, bất kể ông hay bà ta thuộc về trường phái sử học nào, khi cầm bút viết “lịch sử dân tộc”, đều phải trả lời câu hỏi: ta đang tham gia vào “cuộc đối thoại” với cộng đồng dân tộc nào trong lịch sử đây?” Nếu không trả lời được rành mạch câu hỏi này thì rất dễ xảy ra tình trạng nhà sử học chọn nhầm đối tượng cho cuộc “đối thoại” học thuật của mình. Cho nên, cứ mỗi khi có một cách tiếp cận, một cách luận giải hay một lí thuyết khoa học mới về vấn đề dân tộc và con đường hình thành dân tộc ra đời thì các bộ “lịch sử dân tộc” đã và đang tồn tại lại phải đương đầu với thử thách sống còn: chúng có còn thực sự xứng đáng được coi là một sự trình bày khoa học về “lịch sử dân tộc” hay không?

(Theo P.H Tung, trích Dân tộc và vấn đề dân tộc trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 77-89)

Câu 42:

Tại sao vấn đề dân tộc được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu lịch sử?

Xem đáp án

Câu 45:

Theo bài viết, điều gì làm cho ý thức dân tộc hình thành và phát triển trước khi cộng đồng dân tộc thực sự ra đời?

Xem đáp án

Câu 46:

Theo bài viết, đâu là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới lịch sử dân tộc?

Xem đáp án

Câu 47:

Theo bài viết, vì sao vấn đề dân tộc luôn là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung?

Xem đáp án

Câu 50:

Theo tác giả, loại hình biên soạn lịch sử dân tộc (national history) đã thay đổi cách nhìn nhận của nhà sử học về lịch sử như thế nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

CÔNG NGHỆ PIN SẠC LI-ION VÀ KHÍ HYDRO XANH

CỦA NHÀ KHOA HỌC VIỆT

[0] Pin sạc Li-ion được kì vọng là nguồn điện chủ yếu cho các loại phương tiện giao thông điện cũng như giải quyết bài toán lưu trữ năng lượng tái tạo.

[1] Theo PGS.TS Trần Văn Mẫn (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM), điện được sản xuất tại nhà máy, truyền tải tới người sử dụng, chuyển hóa thành các dạng khác và đang được phát triển các hệ thống lưu trữ quy mô lớn. Việc sử dụng, chuyển hóa, lưu trữ các loại năng lượng này là vấn đề khá cấp thiết. Pin sạc Li-ion được nghiên cứu ứng dụng nhằm giúp giải quyết 3 bài toán lớn là nguồn cho các thiết bị di động, nguồn cho các phương tiện giao thông điện và lưu trữ năng lượng tái tạo.

[2] Tại Việt Nam, một trong những vấn đề lớn hiện nay là hệ thống trạm sạc pin cho xe ô tô điện và bài toán về các hệ thống lưu trữ năng lượng cho trạm. Công nghệ lưu trữ đang được Viettel nghiên cứu ứng dụng là ắc quy khô và pin Li-ion LFP. Theo PGS Mẫn, trong công nghệ pin sạc Li-ion, vật liệu điện cực dương xoay quanh 4 loại và điện cực âm có 3 loại vật liệu chủ yếu (graphite, silic, SiO2). Các dạng thiết kế phổ biến của pin Li-ion hiện có pin dạng cúc áo (sản phẩm dự trữ năng lượng chuyên dụng cho các thiết bị điện tử nhỏ gọn như điều khiển thiết bị từ xa, đồng hồ, tay cầm máy tính, tai phone); pin túi (pouch-cell) thông dụng trong các thiết bị di động; pin dạng hình trụ; pin dạng lăng trụ.

[3] Nhóm nghiên cứu Phòng Thí nghiệm Hóa Lí ứng dụng (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) đã nghiên cứu công nghệ pin sạc Li-ion sử dụng vật liệu silica/carbon có triển vọng thay thế một phần vật liệu graphite thương mại. Vật liệu được phát triển trên cơ sở vỏ trấu Việt Nam, khi ứng dụng thành công sẽ giúp “Việt hóa” các thành phần của vật liệu sản xuất pin Li-ion. PGS Mẫn cho rằng, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực pin sạc Li-ion, có thể cân nhắc 4 cấp độ công nghệ gồm: Đặt hàng thành phẩm pin, lắp ráp và bán ra với thương hiệu của mình; mua bán thành phẩm (điện cực dương, điện cực âm, điện giải…), lắp ráp pin/khối pin; đầu tư vật liệu, điện cực - bán thành phẩm - lắp ráp pin/khối pin; xây dựng nhà máy - tổng hợp hóa chất, vật liệu - lắp ráp khối pin hoàn chỉnh.

[4] Ngày 18/8/2023, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM (CESTI) tổ chức Hội thảo “Công nghệ pin sạc Li-ion và công nghệ khí hydro xanh ứng dụng lưu trữ và chuyển hóa năng lượng”. Tại đây, PGS.TS Trần Văn Mẫn trình bày về công nghệ khí hydro xanh, dùng phương pháp điện phân nước sinh hydro, sản xuất khí hydro sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch.

[5] Hydro là chất khí nhẹ nhất, tan rất ít trong nước, không màu, không mùi, không vị. Khi hydro cháy, sản phẩm sinh ra duy nhất là nước - không phát thải carbon. Tùy vào phương pháp sản xuất, hydro có thể được phân loại thành 3 nhóm như grey hydrogen (hydro xám), blue hydrogen (hydro lam) và green hydrogen (hydro xanh). Hydro xanh được coi là năng lượng sạch để hỗ trợ cho năng lượng gió và Mặt trời cung cấp tại những nơi xa nhà máy năng lượng tái tạo. Sản xuất hydro tại Việt Nam hiện nay chủ yếu gắn với các nhà máy sản xuất phân đạm. Các công nghệ sản xuất hydro phổ biến gồm: Reforming khí metan, khí hóa than, điện phân, quang - điện - hóa tách nước…

[6] Về công nghệ chuyển hóa, đã có các nghiên cứu ứng dụng pin nhiên liệu hydro trên xe hơi với nguyên lí chung là sử dụng lõi pin hydro công suất từ nhỏ đến rất lớn, tùy vào ứng dụng cho xe tải, tàu hỏa hay tàu thuyền… Nhóm của PGS.TS Trần Văn Mẫn đã tiến hành các nghiên cứu ứng dụng pin nhiên liệu hydro trên xe hơi, tập trung vào việc lựa chọn xúc tác và màng cho pin, công nghệ chế tạo pin nhiên liệu. Thách thức lớn nhất hiện nay của pin nhiên liệu hydro là hệ thống sản xuất, tồn chứa và vận chuyển hydro.

[7] Vì vậy, để ứng dụng hydro, cần có chiến lược phát triển các trạm nạp loại nhiên liệu này. Trong quá trình sản xuất, con đường tốt nhất là dùng phương pháp điện phân nước sử dụng năng lượng Mặt trời/năng lượng gió, bởi đây là dạng green hydrogen (hydro xanh).

(Theo Nhật Phong, Công nghệ pin sạc Li-ion và khí hydro xanh của nhà khoa học Việt, đăng trên http://giaoducthoidai.vn/ ngày 24/08/2023)

Câu 51:

Vì sao các nhà khoa học Việt cần nghiên cứu và chế tạo ra pin sạc Li-ion?

Xem đáp án

Câu 54:

Theo bài viết, việc Viettel nghiên cứu ứng dụng ắc quy khô và pin Li-ion LFP để làm gì?

Xem đáp án

Câu 57:

Điểm chung của công nghệ pin sạc Li-ion và công nghệ khí hydro xanh là gì?

Xem đáp án

Câu 58:

Ở Việt Nam hiện nay, việc sản xuất hydro xanh hiện nay chủ yếu gắn với:

Xem đáp án

Câu 59:

 Mối quan hệ giữa pin Li-ion và hydro xanh là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Một nhóm sinh viên đã tiến hành một số thí nghiệm bằng cách sử dụng nhiều dụng cụ nấu chống dính, cân lò xo và một số vật có trọng lượng khác nhau. Mục tiêu của họ là xác định nhãn hiệu sản phẩm dụng cụ nấu nướng nào có bề mặt chống dính tốt nhất bằng cách đo hệ số ma sát nghỉ, đây là thước đo khả năng chống chuyển động của một vật đứng yên.

Thí nghiệm 1

Một học sinh nối một cân lò xo với một quả nặng đặt bên trong một dụng cụ nấu chống dính như trong Hình 1.

Các sinh viên đã lên kế hoạch tính toán hệ số ma sát nghỉ bằng cách xác định lực cần thiết để làm một vật chuyển động từ trạng thái nghỉ.

Trong quá trình thí nghiệm, một sinh viên cố định dụng cụ nấu chống dính, trong khi sinh viên kia gắn một vật bằng thép nhẵn, có trọng lượng vào cân lò xo và đặt trên bề mặt chống dính. Học sinh kéo lò xo cho đến khi vật bắt đầu chuyển động. Học sinh thứ ba ghi lại lực tính bằng niutơn, N, được biểu thị trên thang lò xo tại thời điểm vật bắt đầu chuyển động trên bề mặt chống dính.

Quy trình này được lặp lại cho 3 nhãn hiệu dụng cụ nấu nướng khác nhau; mỗi nhãn hiệu dụng cụ nấu nướng đã được thử nghiệm với các vật có trọng lượng khác nhau. Hệ số ma sát nghỉ được tính bằng cách chia lực trung bình cần thiết để di chuyển vật thể cho trọng lượng của nó (khối lượng × g, hằng số hấp dẫn). Các kết quả được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1

Nhãn hiệu chảo

Khối lượng vật (g)

Trọng lượng vật (N)

Lực kéo (N) vật chuyển động

Hệ số ma sát trượt

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Trung bình

A

50

0,49

0,026

0,031

0,027

0,028

0,057

150

1,47

0,074

0,085

0,081

0,08

0,054

250

2,45

0,139

0,137

0,129

0,135

0,055

B

50

0,49

0,027

0,031

0,029

0,029

0,059

150

1,47

0,087

0,091

0,092

0,09

0,061

250

2,45

0,149

0,150

0,144

0,147

0,060

C

50

0,49

0,025

0,023

0,024

0,024

0,048

150

1,47

0,074

0,070

0,072

0,072

0,049

250

2,45

0,128

0,126

0,121

0,125

0,051

Thí nghiệm 2

Các sinh viên đã thực hiện một thí nghiệm tương tự như Thí nghiệm 1, tuy nhiên, lần này các bạn sẽ xịt một lớp dầu nên bề mặt chiếc chảo trước khi đặt vật nặng lên đó. Các kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2

Nhãn hiệu dầu

Khối lượng vật (g)

Trọng lượng vật (N)

Lực kéo (N) vật chuyển động

Hệ số ma sát trượt

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Trung bình

X

50

0,49

0,019

0,021

0,023

0,021

0,043

150

1,47

0,064

0,064

0,061

0,063

0,043

250

2,45

0,111

0,107

0,106

0,108

0,044

Y

50

0,49

0,019

0,015

0,02

0,018

0,037

150

1,47

0,057

0,056

0,055

0,056

0,038

250

2,45

0,087

0,089

0,088

0,088

0,036

Z

150

1,47

0,064

0,069

0,071

0,068

0,046

250

2,45

0,118

0,116

0,120

0,118

0,048

Câu 63:

Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và 2, hãy cho biết sự kết hợp nào sau đây sẽ tạo ra bề mặt có hệ số ma sát nghỉ nhỏ nhất?

Xem đáp án

Câu 64:

Các nhận xét sau đây về thí nghiệm 2 là chính xác?

Xem đáp án

Câu 66:

Theo đoạn văn, để học sinh đo chính xác hệ số ma sát tĩnh thì lực cần xác định đó là:

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Điện có thể được định nghĩa là sự chuyển động của các điện tử. Ba trong số các khái niệm quan trọng nhất cần hiểu về điện là điện áp (điện thế), dòng điện và điện trở.

Điện áp (đo bằng vôn (V)) mô tả lượng thế năng giữa hai điểm trên một mạch điện và được tạo ra bởi sự chênh lệch điện tích giữa hai điểm đó.

Dòng điện (được đo bằng Ampe (A)) là tốc độ mà các electron chạy qua một mạch điện. Tốc độ của một ampe tương đương với 1 coulomb (đơn vị điện tích tiêu chuẩn) mỗi giây.

Điện trở (được đo bằng ôm (Ω)) là phép đo mức độ vật liệu chống lại dòng điện chạy qua vật liệu. Vật liệu có điện trở cao được gọi là chất cách điện, trong khi vật liệu có điện trở thấp được gọi là chất dẫn điện. Các sinh viên trong một khóa học vật lý đã tiến hành một số thí nghiệm để điều tra mối quan hệ giữa ba tính chất điện này.

Thí nghiệm 1

Học sinh được cung cấp nhiều loại pin, điện trở và ampe kế , cùng với dây điện và đầu nối. Học sinh xây dựng mạch điện dựa trên sơ đồ mạch điện bên dưới và đo cường độ dòng điện trong mỗi mạch. Bảng 1 cho thấy kết quả của họ.

Bảng 1

Lần

Điện áp qua pin (V)

Điện trở (Ω)

Cường độ dòng điện (A)

1

6

3

2

2

9

3

3

3

12

3

4

4

6

6

1

5

9

6

1,5

6

12

6

2

7

6

9

0,667

8

9

9

1

9

12

9

1,33

Thí nghiệm 2

Để nghiên cứu sâu hơn về tính chất của điện trở, học sinh đã thay thế điện trở trong mạch của mình bằng các cuộn dây niken có độ dài khác nhau. Học sinh dùng một nguồn điện biến đổi để điều chỉnh hiệu điện thế cho đến khi cường độ dòng điện bằng 1 A. Sau đó, sau đó sử dụng mối liên hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở đã xác định ở Thí nghiệm 1 để tính điện trở của cuộn dây. Kết quả của họ được biểu thị trong Hình 2.

Thí nghiệm 3

Học sinh lặp lại quy trình từ Thí nghiệm 2 bằng cách sử dụng cuộn dây dài 1 mét bằng nhiều loại kim loại khác. Kết quả của họ được đưa ra trong Bảng 2.

Bảng 2

Kim loại

Điện trở (Ω)

Đồng

0,0214

Vonfram

0,0672

Nhôm

0,0388

Câu 68:

 Dựa vào dữ liệu trong Thí nghiệm 1, biểu thức nào sau đây mô tả đúng nhất mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở? Cường độ dòng điện:

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Sắc ký giấy là một kỹ thuật phân tích được sử dụng để tách và phân tích hỗn hợp các chất hòa tan. Sắc ký giấy có thể được sử dụng để xác định các ion kim loại có trong nước thải. Để thực hiện sắc ký giấy, đầu tiên, ta dùng bút chì vẽ một đường song song với đáy của giấy sắc ký. Sau đó, nhỏ dung dịch mẫu cần phân tích vào giữa vạch. Tiếp theo, đặt tờ giấy thẳng đứng vào cốc chứa dung môi, sao cho mức dung môi nằm dưới vạch bút chì (xem Hình 1).

Hình 1.

Dung môi sẽ di chuyển lên giấy, mang theo các ion kim loại của dung dịch mẫu. Khi mức dung môi gần chạm kín mặt giấy, lấy giấy ra khỏi hệ và đánh dấu vị trí của dung môi bằng một đường kẻ khác. Sau đó đem sấy khô giấy sắc ký, các ion sẽ xuất hiện dưới dạng các đốm màu. Để xác định thành phần ion kim loại, ta sử dụng hệ số di chuyển Rf, tính theo công thức sau:

Trong đó, a là quãng đường di chuyển của ion và b là tổng quãng đường di chuyển của dung môi, bắt đầu tính từ điểm chấm mẫu.

Bảng 1 thể hiện giá trị Rf của 5 ion kim loại. Bảng 2 thể hiện giá trị Rf từ 3 mẫu nước thải.

Bảng 1

Ion kim loại

Khối lượng mol (g/mol)

Quãng đường di chuyển (cm)

Rf

Đốm màu

Nickel

58,7

0,8

0,08

Hồng

Cobalt

58,9

3,5

0,35

Nâu đen

Copper

63,5

6,0

0,60

Xanh da trời

Cadmium

112,4

7,8

0,78

Vàng

Mercury

200,6

9,5

0,95

Nâu đen

(Theo Thomas McCullough, CSC và Marissa Curlee, “Phân tích định tính các cation bằng phương pháp sắc ký giấy”, năm 1993 đăng trên American Chemical Society)

Bảng 2

Mẫu nước thải

Rf

Đốm màu

1

0,60

0,78

Xanh da trời

Vàng

2

0,35

0,95

Nâu đen

Nâu đen

3

0,08

0,78

0,95

Hồng

Vàng

Nâu đen

Lưu ý: Các mẫu nước thải chỉ chứa các ion kim loại được liệt kê trong Bảng 1

Câu 74:

Dựa trên thông tin trong Bảng 1, để xác định chính xác ion kim loại bằng sắc ký giấy, người ta cần biết

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành

Thí nghiệm 1:

Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen và oxygen vào một ống bơm có thành dày được gắn với thiết bị đánh lửa như trong Hình 1. Sau khi piston được khóa tại chỗ, tiến hành đốt cháy hỗn hợp khí trong ống. Phản ứng xảy ra tạo nên những giọt nước.

Sau phản ứng, khí trong ống được đưa về nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, thể tích khí được ghi lại. Khí còn lại sau phản ứng (nếu có) được phân tích để xác định thành phần.

Quy trình được lặp lại với các thể tích khí khác nhau và kết quả được thể hiện trong Bảng 1.

Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau, nên phương trình sau đây đã được đề xuất:

Thí nghiệm 2:

Sơ đồ thiết bị được thể hiện trong Hình 2, dòng khí hydrogen được dẫn qua ống đựng copper(II) oxide (CuO) nung nóng thu được sản phẩm gồm Cu và hơi nước. Hơi nước sinh ra được hấp thụ bởi calcium chloride

Sự thay đổi khối lượng của đoạn ống chứa CuO và  được sử dụng để tính khối lượng CuO đã phản ứng và khối lượng tạo thành. Người ta xác định rằng 1 phân tử được tạo ra từ 1 phân tử CuO theo phương trình phản ứng:

Câu 85:

Phát biểu nào sau đây là đúng về phản ứng hóa học trong thí nghiệm 2?

Xem đáp án

Đoạn văn 7

TẾ BÀO VI KHUẨN

Tuỳ theo độ phức tạp về cấu trúc, người ta phân biệt hai dạng tế bào: tế bào nhân sơ (Procaryota) cấu tạo nên cơ thể vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn (Eucaryota) cấu tạo nên cơ thể động vật đơn bào, tảo, nấm, thực vật và động vật.

Vi khuẩn rất đa dạng nhưng đều thuộc dạng tế bào nhân sơ và có những đặc điểm cấu tạo chung. Ở đây chúng ta xem xét cấu trúc của tế bào vi khuẩn điển hình.

Đa số vi khuẩn là đơn bào, cơ thể của chúng chỉ gồm một tế bào, có kích thước trung bình 1 – 3nm. Các tế bào riêng lẻ có thể liên kết với nhau tạo thành chuỗi hoặc nhóm nhỏ. Tế bào vi khuẩn rất đa dạng có thể là hình cầu (cầu khuẩn), hình phẩy (phẩy khuẩn), hình que (trực khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn)

(Trích Giáo trình Sinh học tế bào – Nguyễn Như Hiền)

Hình 1. Cấu trúc tế bào vi khuẩn Escherichia coli

Câu 88:

Chú thích chính xác đối với hình 1 là:

Xem đáp án

Câu 89:

Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm là

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Quan niệm hiện đại trên cơ sở của các thành tựu nghiên cứu vật liệu di truyền cho rằng, đột biến là những biến đổi gián đoạn trong vật chất di truyền, có liên quan rất phức tạp với môi trường trong và ngoài cơ thể. Đột biến là những biến đổi gián đoạn, đột ngột về số lượng, chất lượng và cấu trúc vật chất di truyền không phải do sự phân li và trong tuyệt đại đa số trường hợp không phải do sự tổ hợp lại gen. Đột biến khi đã biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể đột biến.

Đột biến có thể xảy ra trong nhân hoặc phần di truyền ngoài nhân, có thể xảy ra ở mức độ gen (đột biến gen) hoặc mức độ nhiễm sắc thể (đột biến nhiễm sắc thể). Trong cơ thể đa bào, đột biến có thể xảy ra trong tế bào phát sinh giao tử, tạo ra những giao tử đột biến (đột biến giao tử) hoặc phát sinh trong tế bào sinh dưỡng (đột biến soma). Các đột biến giao tử có thể di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Đột biến soma có thể đưa đến những trục trặc về chức năng, hoặc làm chết tế bào và có thể gây ung thư. Các đột biến soma được nhân lên trong mô và thường tạo thể khảm. Một số trường hợp đột biến phát sinh trong tế bào ở giai đoạn phôi 2 - 8 tế bào, có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.

Các gen riêng rẽ có thể bị ảnh hưởng bởi đột biến điểm, dẫn đến sự trao đổi hoặc thay thế cặp bazơ nitric theo kiểu thay thế đồng hoán (đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong mỗi nhóm purin hoặc pirimidin), hoặc thay thế dị hoán (đột biến thay thế nuclêôtit của nhóm purin bằng nuclêôtit thuộc nhóm pirimidin và ngược lại), hoặc đột biến có thể đưa đến mất nuclêôtit (đột biến mất nuclêôtit) hoặc thêm (đột biến thêm nuclêôtit), hoặc đảo vị trí của các nuclêôtit của gen.

Đột biến thay thế một cặp bazơ nitơ này bằng một cặp bazơ nitơ khác có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến chức năng của gen, nhưng đột biến làm mất hoặc thêm một hoặc vài cặp nuclêôtit thường đưa đến làm mất chức năng gen.

Câu 91:

Loại đột biến nào dưới đây không phải đột biến nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Câu 93:

Chọn các đáp án chính xác.

Đột biến có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 94:

Khi nói về đột biến điểm, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đoạn văn 9

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên một đơn thuốc nhất định, thuốc được phân phối dưới dạng viên nang giải phóng tức thời và viên nang giải phóng kéo dài.

Viên nang giải phóng tức thời (immediate-release) được bào chế nhằm phóng thích nhanh và hoàn toàn hoạt chất ngay sau khi uống hoặc viên được hòa tan, dùng như dung dịch thuốc. Viên nang giải phóng kéo dài (extended-release), hoạt chất không được phóng thích ngay sau khi dùng mà cần một thời gian nhất định hoặc điều kiện phù hợp đến trễ hơn.

Hình 1 cho thấy nồng độ trung bình (nanogram trên mililit [ng/mL]) của hai hoạt chất của thuốc theo toa trong huyết tương của bệnh nhân theo thời gian (giờ).

Hình 1. Mean blood pressure concentrantion (nồng độ trung bình trong huyết tương)

Trong các thử nghiệm lâm sàng về thuốc theo toa, các đối tượng được cho thuốc theo toa đã được phỏng vấn đều đặn về các triệu chứng sau khi dùng.  Sau mỗi cuộc phỏng vấn, các đối tượng được chỉ định một triệu chứng. Điểm số triệu chứng cao tương ứng với cường độ cao của triệu chứng và điểm triệu chứng thấp cho thấy cường độ thấp của các triệu chứng. Hình 2 cho thấy điểm triệu chứng trung bình trên thời gian (giờ) đối với đối tượng dùng thuốc theo đơn.

Hình 2. Mean symptom score (điểm triệu chứng trung bình)

Câu 96:

Dựa trên dữ liệu trong hình 1 và hình 2, nhận định nào sau đây phù hợp nhất về  nồng độ trung bình trong huyết tương và điểm số triệu chứng trung bình theo thời gian sau khi dùng thuốc?

Xem đáp án

Câu 97:

Theo hình 1, nồng độ trung bình trong huyết tương của thành phần A được sử dụng ở dạng phóng thích tức thời tăng nhiều nhất trong khoảng thời gian nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 100:

Giả sử thành phần A có tác dụng phụ là làm người sử dụng có cảm giác buồn nôn và chỉ có tác dụng khi đạt nồng độ trong huyết tương trung bình trên 25 ng/ml. Một người sử dụng thuốc có chứa viên nén nêu trên, nhận định nào sau đây chính xác?

Xem đáp án

4.6

46 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%