Câu hỏi:

26/10/2024 331

Sắc ký giấy là một kỹ thuật phân tích được sử dụng để tách và phân tích hỗn hợp các chất hòa tan. Sắc ký giấy có thể được sử dụng để xác định các ion kim loại có trong nước thải. Để thực hiện sắc ký giấy, đầu tiên, ta dùng bút chì vẽ một đường song song với đáy của giấy sắc ký. Sau đó, nhỏ dung dịch mẫu cần phân tích vào giữa vạch. Tiếp theo, đặt tờ giấy thẳng đứng vào cốc chứa dung môi, sao cho mức dung môi nằm dưới vạch bút chì (xem Hình 1).

Hình 1.

Dung môi sẽ di chuyển lên giấy, mang theo các ion kim loại của dung dịch mẫu. Khi mức dung môi gần chạm kín mặt giấy, lấy giấy ra khỏi hệ và đánh dấu vị trí của dung môi bằng một đường kẻ khác. Sau đó đem sấy khô giấy sắc ký, các ion sẽ xuất hiện dưới dạng các đốm màu. Để xác định thành phần ion kim loại, ta sử dụng hệ số di chuyển Rf, tính theo công thức sau:

Trong đó, a là quãng đường di chuyển của ion và b là tổng quãng đường di chuyển của dung môi, bắt đầu tính từ điểm chấm mẫu.

Bảng 1 thể hiện giá trị Rf của 5 ion kim loại. Bảng 2 thể hiện giá trị Rf từ 3 mẫu nước thải.

Bảng 1

Ion kim loại

Khối lượng mol (g/mol)

Quãng đường di chuyển (cm)

Rf

Đốm màu

Nickel

58,7

0,8

0,08

Hồng

Cobalt

58,9

3,5

0,35

Nâu đen

Copper

63,5

6,0

0,60

Xanh da trời

Cadmium

112,4

7,8

0,78

Vàng

Mercury

200,6

9,5

0,95

Nâu đen

(Theo Thomas McCullough, CSC và Marissa Curlee, “Phân tích định tính các cation bằng phương pháp sắc ký giấy”, năm 1993 đăng trên American Chemical Society)

Bảng 2

Mẫu nước thải

Rf

Đốm màu

1

0,60

0,78

Xanh da trời

Vàng

2

0,35

0,95

Nâu đen

Nâu đen

3

0,08

0,78

0,95

Hồng

Vàng

Nâu đen

Lưu ý: Các mẫu nước thải chỉ chứa các ion kim loại được liệt kê trong Bảng 1

Dựa trên thông tin trong Bảng 1, để xác định chính xác ion kim loại bằng sắc ký giấy, người ta cần biết

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đốm màu có thể được sử dụng để xác định ion kim loại. Tuy nhiên, một số ion kim loại, chẳng hạn như cobalt và mercury, có cùng đốm màu (nâu đen). Do đó, để xác định chính xác ion kim loại, người ta cần biết thêm giá trị Rf của đốm màu đó.

Chọn A.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Dựa trên thông tin trong Bảng 2, hình nào sau đây minh họa rõ nhất giấy lọc sau khi Mẫu 1 được phân tích?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Theo Bảng 2, Mẫu 1 có đốm màu xanh và đốm màu vàng. Dựa trên công thức, đốm màu xanh đã đi được quãng đường là 0,6b và đốm màu vàng đã đi được quãng đường là 0,78b. - Hình ở phương án A cho thấy vị trí chính xác của cả hai điểm.

- Phương án B sai vì hình vẽ chỉ ra rằng đốm màu xanh đã di chuyển một quãng đường là 0,1b.

- Phương án C sai vì hình vẽ chỉ ra rằng đốm màu xanh đã di chuyển một quãng đường là 0,48b. Tương tự, hình vẽ chỉ ra rằng đốm màu vàng đã di chuyển một quãng đường bằng 0,5b.

- Phương án D sai vì hình vẽ chỉ ra rằng đốm màu xanh đã di chuyển một quãng đường là 0,1b. Tương tự, hình vẽ chỉ ra rằng đốm màu vàng đã di chuyển một quãng đường là 0,2b.

Chọn A.

Câu 3:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Dựa trên thông tin trong Bảng 1 và Bảng 2, có thể kết luận rằng Mẫu nước thải 1 chứa 2 ion kim loại là  và

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Mẫu 1 có 2 đốm màu: đốm màu xanh da trời có Rf = 0,60 và đốm màu vàng có Rf = 0,78.

Theo Bảng 1, đốm màu xanh da trời (Rf = 0,60) ứng với ion và đốm màu vàng (Rf = 0,78) ứng với ion

Vậy, Mẫu 1 chứa 2 ion kim loại là  và

Chọn: sai.

Câu 4:

Các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Sắc ký giấy là một loại sắc ký phẳng, trong đó kỹ thuật sắc ký được thực hiện trên giấy chuyên dụng và hoạt động thông qua hiện tượng mao dẫn.

¡

¡

Theo thông tin có trong Bảng 1, hai ion kim loại có đốm màu giống nhau là  và 

¡

¡

Trong quá trình thực hiện sắc ký giấy, ta có thể sử dụng bút mực để kẻ đường thẳng trên giấy sắc ký.

¡

¡

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Phát biểu

Đúng

Sai

Sắc ký giấy là một loại sắc ký phẳng, trong đó kỹ thuật sắc ký được thực hiện trên giấy chuyên dụng và hoạt động thông qua hiện tượng mao dẫn.

¤

¡

Theo thông tin có trong Bảng 1, hai ion kim loại có đốm màu giống nhau là  và 

¡

¤

Trong quá trình thực hiện sắc ký giấy, ta có thể sử dụng bút mực để kẻ đường thẳng trên giấy sắc ký.

¡

¤

Chú ý:

2. Sai, vì: Theo thông tin có trong Bảng 1, hai ion kim loại có đốm màu giống nhau (màu nâu đen) là  và

3. Sai, vì: Bút mực sẽ hòa tan trong dung môi và di chuyển lên giấy sắc ký, làm cho kết quả bị sai lệch.

Câu 5:

Điền số thích hợp vào chỗ trống.

Dựa trên thông tin trong Bảng 1 và Bảng 2, có thể kết luận rằng Mẫu 2 chứa  ____ ion kim loại.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Mẫu 2 có 2 đốm màu: đốm nâu đen có Rf = 0,35 và đốm nâu đen có Rf = 0,95.

Theo Bảng 1, đốm màu nâu đen (Rf = 0,35) ứng với ion  và đốm màu nâu đen (Rf = 0,95) ứng với ion

Vậy, Mẫu 2 chứa 2 ion kim loại là  và

Đáp án: 2.

Câu 6:

 Kéo thả các ô vuông vào đúng vị trí

Dựa trên thông tin trong Bảng 1, các ion kim loại được sắp (ảnh 1)

Dựa trên thông tin trong Bảng 1, các ion kim loại được sắp xếp theo thứ tự tốc độ di chuyển chậm dần là: ___________________________________.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Dựa trên thông tin trong Bảng 1, các ion kim loại được sắp xếp theo thứ tự tốc độ di chuyển chậm dần là: 

Giải thích:

Khi giá trị Rf tăng lên, tốc độ ion kim loại di chuyển lên trên tờ giấy cũng tăng lên.

Theo Bảng 1, thứ tự giảm dần giá trị Rf của các ion là:

Do đó, các ion kim loại được sắp xếp theo thứ tự tốc độ di chuyển chậm dần là:

Câu 7:

Dựa trên thông tin trong Bảng 1 và Bảng 2, có thể kết luận rằng Mẫu 3 chứa các ion (sắp xếp theo thứ tự tốc độ di chuyển nhanh dần)

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Theo Bảng 2, Mẫu 3 có 3 đốm màu: đốm hồng có Rf = 0,08; đốm vàng có Rf = 0,78 và đốm nâu đen có Rf = 0,95. Ba đốm màu này tương ứng với 3 đốm màu trong Bảng 1: đốm hồng có Rf = 0,08 ứng với đốm vàng có Rf = 0,78 ứng với và đốm nâu đen có Rf = 0,95 ứng với Vậy Mẫu 3 chứa

Ngoài ra, nếu Mẫu 3 chứa  thì mẫu đó phải tạo ra đốm màu xanh có R= 0,60. Nếu Mẫu 3 chứa  thì mẫu đó phải tạo ra đốm màu nâu đen với Rf = 0,35.

Chọn C.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

 Chọn đáp án chính xác nhất.

Cơ thể vi khuẩn được cấu tạo từ dạng tế bào nào?

Xem đáp án » 26/10/2024 606

Câu 2:

Một kĩ sư mới ra trường làm việc với mức lương khởi điểm là 7 triệu đồng/tháng. Cứ sau 9 tháng làm việc, mức lương của kĩ sư đó lại được tăng thêm 10%. Hỏi sau 4 năm làm việc, tổng số tiền lương kĩ sư đó nhận được là bao nhiêu?

Xem đáp án » 26/10/2024 456

Câu 3:

Vì sao các nhà khoa học Việt cần nghiên cứu và chế tạo ra pin sạc Li-ion?

Xem đáp án » 26/10/2024 417

Câu 4:

Tại sao vấn đề dân tộc được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nghiên cứu lịch sử?

Xem đáp án » 26/10/2024 353

Câu 5:

Kết quả của 2 thí nghiệm ủng hộ kết luận rằng khi trọng lượng của một vật tăng lên, thì lực trung bình cần thiết để di chuyển vật khỏi trạng thái nghỉ sẽ:

 

ĐÚNG

SAI

giảm.

¡

¡

tăng lên.

¡

¡

không đổi.

¡

¡

Xem đáp án » 26/10/2024 315

Câu 6:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 2 là: 

Xem đáp án » 26/10/2024 264

Bình luận


Bình luận