Câu hỏi:
30/10/2024 223Bạn Long gieo một xúc xắc cân đối đồng chất liên tiếp nhiều lần.
Kéo số ở các ô vuông thả vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
Nếu bạn Long gieo 1 lần thì xác suất xuất hiện mặt 6 chấm là: _______.
Nếu bạn Long gieo 6 lần thì xác suất xuất hiện mặt 6 chấm là: _______.
Để xác suất trong các lần gieo đó có xuất hiện mặt 6 chấm lớn hơn 0,9999 thì bạn Long cần gieo ít nhất _______ lần.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Nếu bạn Long gieo 1 lần thì xác suất xuất hiện mặt 6 chấm là: \(\frac{1}{6}\).
Nếu bạn Long gieo 6 lần thì xác suất xuất hiện mặt 6 chấm là: 0,6651.
Để xác suất trong các lần gieo đó có xuất hiện mặt 6 chấm lớn hơn 0,9999 thì bạn Long cần gieo ít nhất 51 lần.
Giải thích
Giả sử bạn Long gieo \(n\) lần.
Xác suất để trong \(n\) lần gieo đó không xuất hiện mặt 6 chấm là \({\left( {\frac{5}{6}} \right)^n}\).
Xác suất để trong \(n\) lần gieo đó xuất hiện mặt 6 chấm là \(1 - {\left( {\frac{5}{6}} \right)^n}\).
Lí do lựa chọn phương án
|
Vị trí 1 |
Xác suất để trong 1 lần gieo có xuất hiện mặt 6 chấm là \(\frac{1}{6}\). |
Vị trí 2 |
Xác suất để trong 6 lần gieo \(\left( {n = 6} \right)\) có xuất hiện mặt 6 chấm là \(1 - {\left( {\frac{5}{6}} \right)^6} \approx 0,6651\). |
|
Vị trí 3 |
Xác suất trong \(n\) lần gieo xuất hiện mặt 6 chấm lớn hơn 0,9999 có nghĩa là \(1 - {\left( {\frac{5}{6}} \right)^n} > 0,9999\). Giải bất phương trình \(1 - {\left( {\frac{5}{6}} \right)^n} > 0,9999\) ta được nghiệm \(n > 50,517\). Cần gieo ít nhất 51 lần. |
|
1 |
Nhiễu: Hiểu sai ý nghĩa xác suất: xác suất xuất hiện mặt 6 chấm là \(\frac{1}{6}\) nên 6 lần gieo thì sẽ có một lần xuất hiện mặt 6 chấm. |
|
50 |
Nhiễu: Giải phương trình \(1 - {\left( {\frac{5}{6}} \right)^n} = 0,9999\) rồi làm tròn xuống. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Ethylene có công thức cấu tạo: H−C≡C−H. Trong phân tử ethylene có một liên kết ba giữa hai nguyên tử carbon.
Câu 3:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Lực tương tác giữa proton và electron được gọi là lực hút tĩnh điện.
Câu 4:
Câu 6:
Một lớp học trong một trường đại học có 60 sinh viên, trong đó có 40 sinh viên học tiếng Anh, 30 sinh viên học tiếng Pháp và 20 sinh viên học cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên của lớp học này. Tính xác suất để 2 sinh viên được chọn không học ngoại ngữ. Biết rằng trường này chỉ dạy hai loại ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Câu 7:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên - ĐH Bách khoa năm 2023 - 2024 có đáp án ( Đề 2)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
Bộ 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 2)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận