Câu hỏi:

30/10/2024 201

Cho khối chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Giả sử \(H\) là trung điểm cạnh \(AB\) và hai mặt phẳng \(\left( {SHC} \right),\left( {SHD} \right)\) cùng vuông góc với mặt đáy. Biết hình chóp \(S.ABCD\) có ba mặt bên là tam giác vuông.

Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Hình chóp \(S.ABCD\) có mặt bên \(SCD\) không là tam giác vuông.

   

Thể tích của khối chóp \(S.ABCD\) bằng \(\frac{{{a^3}}}{6}\).

   

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Hình chóp \(S.ABCD\) có mặt bên \(SCD\) không là tam giác vuông.

X  

Thể tích của khối chóp \(S.ABCD\) bằng \(\frac{{{a^3}}}{6}\).

X  

Giải thích

Cho khối chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Giả sử \(H\) là trung điểm cạnh \(AB\) và hai mặt phẳng \(\left( {SHC} \right),\left( {SHD} \right)\) cùng vuông góc với mặt đáy. Biết hình chóp \(S.ABCD\) có ba mặt bên là tam giác vuông. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? Phát biểu	Đúng	Sai Hình chóp \(S.ABCD\) có mặt bên \(SCD\) không là tam giác vuông.		 Thể tích của khối chóp \(S.ABCD\) bằng \(\frac{{{a^3}}}{6}\).		 (ảnh 1)

Vì \(\left( {SHC} \right)\) và \(\left( {SHD} \right)\) cùng vuông góc với đáy \(\left( {ABCD} \right)\) nên \(SH\) là đường cao của hình chóp. Hai tam giác \(SAD\) và \(SBC\) lần lượt vuông tại \(A\) và \(B\) (theo định lí ba đường vuông góc).

Tam giác \(SCD\) có \(SC = SD\) (vì \(HC = HD\) ) nên nó không thể vuông tại \(C\) hoặc \(D\). Giả sử tam giác \(SCD\) vuông tại \(S\) thì \(SC < CD = a\) nhưng tam giác \(SBC\) vuông tại \(B\) nên \(SC > BC = a\) (mâu thuẫn).

Do đó tam giác \(SCD\) không là tam giác vuông.

Từ đó suy ra tam giác \(SAB\) phải là tam giác vuông. Do \(SA = SB\) (vì \(HA = HB\) ) nên tam giác \(SAB\) vuông tại \(S\), suy ra \(SH = \frac{1}{2}AB = \frac{a}{2}\).

Vậy \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}{S_{ABCD}}.SH = \frac{1}{3}{a^2}.\frac{a}{2} = \frac{{{a^3}}}{6}\).

 

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Màu sắc lông của mèo Xiêm thường sẫm màu hơn ở 

Xem đáp án » 02/07/2024 1,943

Câu 2:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Ethylene có công thức cấu tạo: H−C≡C−H. Trong phân tử ethylene có một liên kết ba giữa hai nguyên tử carbon.

Xem đáp án » 02/07/2024 1,724

Câu 3:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Phát biểu sau đây đúng hay sai? 

Lực tương tác giữa proton và electron được gọi là lực hút tĩnh điện.

Xem đáp án » 02/07/2024 1,432

Câu 4:

Trong công nghệ “tàu đệm từ” EDS, các nam châm trên tàu được đặt ở 

Xem đáp án » 02/07/2024 1,402

Câu 5:

Phần tư duy đọc hiểu

Xác định nội dung chính của bài viết. 

Xem đáp án » 02/07/2024 1,400

Câu 6:

Một lớp học trong một trường đại học có 60 sinh viên, trong đó có 40 sinh viên học tiếng Anh, 30 sinh viên học tiếng Pháp và 20 sinh viên học cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên của lớp học này. Tính xác suất để 2 sinh viên được chọn không học ngoại ngữ. Biết rằng trường này chỉ dạy hai loại ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Xem đáp án » 30/10/2024 1,372

Câu 7:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):x + 4y - 2z - 6 = 0\) và \(\left( Q \right):x - 2y + 4z - 6 = 0\). Gọi \(\left( \alpha \right)\) là mặt phẳng chứa giao tuyến của \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) đồng thời cắt các trục tọa độ tại các điểm \(A,B,C\) sao cho hình chóp \(O.ABC\) đều. Phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) là 

Xem đáp án » 30/10/2024 1,236