Câu hỏi:
09/11/2024 196Thành phần của dịch dạ dày gồm 95% là nước, enzyme và hydrochloric acid. Sự có mặt của hydrochloric acid làm cho pH của dịch vị trong khoảng 2 – 3. Khi nồng độ acid trong dịch vị dạ dày tăng thì dễ bị triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ói mửa, buồn nôn, loét dạ dày, tá tràng. Đề làm giảm bớt lượng acid dư trong dịch vị dạ dày, người ta thường uống “thuốc muối dạ dày” (bột NaHCO3) từng lượng nhỏ và cách quãng. Hãy cho biết vai trò của NaHCO3 trong việc làm giảm bớt lượng acid dư trong dịch vị dạ dày. Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Việc sử dụng NaHCO3 với từng lượng nhỏ, cách quãng có tác dụng làm pH của dịch vị tăng dần từ từ và khí carbon dioxide thoát ra chậm rãi. Nếu sử dụng không đúng chỉ định, lượng khí carbon dioxide thoát ra nhiều và nhanh sẽ làm giãn các cơ quan tiêu hóa, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Phương trình hóa học: NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tiến hành điện phân với điện cực trơ có màng ngăn 200 mL dung dịch NaCl cho tới khi cathode thoát ra 0,2479 L khí (đkc) thì ngừng điện phân. Tính pH của dung dịch sau điện phân.
Câu 2:
Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol NaOH, dung dịch thu được chứa muối Na2CO3 và NaHCO3. Giá trị của a và b trong trường hợp nào sau đây là đúng?
A. a > b. B. a < b < 2a. C. b > 2a. D. a = b.
Câu 3:
Sodium sulfate (Na2SO4) được ứng dụng trong sản xuất giấy, thủy tinh, chất tẩy rửa. Trong công nghiệp, Na2SO4 được sản xuất bằng cách đun H2SO4 với NaCl. Người ta dùng một lượng H2SO4 vừa đủ, nồng độ 75% đun với NaCl. Sau phản ứng thu được sản phẩm có tỉ lệ như sau: 91,48% Na2SO4; 4,79% NaHSO4; 1,98% NaCl; 1,35% H2O; 0,40% HCl.
a. Viết các phản ứng hóa học xảy ra. Tính tỉ lệ % NaCl đã chuyển hóa thành Na2SO4.
b. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được nếu dùng một tấn NaCl.
c. Tính thành phần % khối lượng mỗi khí và hơi thoát ra khi sản xuất được 1 tấn hỗn hợp rắn.
Câu 4:
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IA nào sau đây đúng?
A. Bán kính nguyên tử giảm dần.
B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Độ cứng giảm dần.
D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.
Câu 5:
Cho 0,53 gam muối carbonate của kim loại nhóm IA tác dụng với dung dịch HCl, thu được 123,95 mL khí CO2 (đkc). Công thức của muối là
A. Na2CO3 B. NaHCO3
C. KHCO3 D. K2CO3
Câu 6:
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA khác nhau về
A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. cấu hình electron nguyên tử.
C. số oxi hóa của nguyên tử trong hợp chất.
D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất.
Câu 7:
Để xác định 3 hợp chất X, Y, Z đều là muối của Na (khi bị đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng đặc trưng), tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2, chỉ có X tạo kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch H2SO4 thì Y và Z tạo ra chất khí.
Thí nghiệm 3. Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4, chỉ có Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4.
Xác định X, Y, Z. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
về câu hỏi!