Câu hỏi:

09/11/2024 828

Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn riêng biệt màu trắng: Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2, MgCO3, BaSO4. Một học sinh đã lấy một trong những chất trên bàn để làm thí nghiệm và thu được kết quả sau:

 Thí nghiệm 1: Cho mẫu chất trên tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thì chất rắn tan hoàn toàn. Khí thoát ra cho tác dụng với nước vôi trong tạo kết tủa trắng.

 Thí nghiệm 2: Nung mẫu chất trên, thu được chất rắn khí thoát ra làm đục nước vôi trong. Lấy chất rắn sau khi nung tác dụng với dung dịch HCl, chất khí thoát ra cũng làm đục nước vôi trong.

Xác định chất mà bạn học sinh đã lấy để làm thí nghiệm. Viết các phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

 Thí nghiệm 1: Cho mẫu chất trên tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thì chất rắn tan hoàn toàn. Khí thoát ra cho tác dụng với nước vôi trong tạo kết tủa trắng, chất đó là muối carbonate hoặc hydrogencarbonate.

 Thí nghiệm 2: Nung mẫu chất trên, thu được chất rắn, khí thoát ra làm đục nước vôi trong. Lấy chất rắn sau khi nung tác dụng với dung dịch HCl, chất khí thoát ra cũng làm đục nước vôi trong. Chất đó là muối hydrogencarbonate.

Kết hợp hai thí nghiệm trên, chất mà bạn học sinh đã lấy để làm thí nghiệm là KHCO3. Phương trình hóa học:

2KHCO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

2KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M vào 600ml dung dịch NaHCO3 0,1 M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 5,91.       B. 3,94.        C. 7,88.        D.4,00.

Xem đáp án » 09/11/2024 13,214

Câu 2:

Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

B. BeO + H2O → Be(OH)2

C. Mg + H2SO4→ MgSO4 + H2

D. Be + 2NaOH → Na2BeO2 + H

Xem đáp án » 09/11/2024 10,678

Câu 3:

Cho sơ đồ:

Cho sơ đồ:   Chất X trong sơ đồ trên có thể là A. BaCO3.		 B. CaCO3.		 (ảnh 1)

Chất X trong sơ đồ trên có thể là

A. BaCO3.             B. CaCO3.             C. BaSO3.             D. MgCO3. 

Xem đáp án » 09/11/2024 5,911

Câu 4:

Cho sơ đồ chyển hóa sau:

Biết X, Y, Z, E, G là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa (ảnh 1)

Biết X, Y, Z, E, G là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, G trong sơ đồ trên lần lượt là

A. Na2SO4, NaOH.

B. NaHCO3, BaCl2.

C. CO2, NaHSO4.

D. Na2CO3, HCl.

Xem đáp án » 09/11/2024 5,670

Câu 5:

Cho phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sau:

4M(NO3)x to 2M2Ox + 4xNO2 + xO2. M là kim loại nào sau đây?

A. Ca.          B. Mg.         C. K.           D. Ag.

Xem đáp án » 09/11/2024 5,560

Câu 6:

Nhận định nào không đúng về cấu tạo và tính chất của các kim loại nhóm IIA?

A. Khối lượng riêng tương đối nhỏ, là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ Ba).

B. Độ cứng cao hơn kim loại nhóm IA, nhưng mềm hơn kim loại nhôm.

C. Mạng tinh thể của chúng đều có kiểu lập phương tâm khối.

D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ Be).

Xem đáp án » 09/11/2024 2,524

Câu 7:

Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng để giải thích:

a) Hiện tượng bào mòn thạch nhủ tao hang động (tạo hang động ).

b) Hiện tượng tạo thành nhũ đá, măng đá trong các hang động tự nhiên.

c) Câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”.

Xem đáp án » 09/11/2024 2,403