Câu hỏi:
10/11/2024 95Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.
(b) Các kim loại kiềm có thể đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.
(c) Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và đều có tính oxi hóa yếu.
(d) Các kim loại kiềm K, Rb, Cs tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.
(e) Kim loại magnesium có cấu trúc mạng tinh thể lục phương.
Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng là:
(c) Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và đều có tính oxi hóa yếu.
(d) Các kim loại kiềm K, Rb, Cs tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.
(e) Kim loại magnesium có cấu trúc mạng tinh thể lục phương.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi điện phân 500 mL dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 5,475 g thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X. Xác định giá trị pH của dung dịch X.
Câu 2:
Trong công nghiệp, người ta sản xuất NaOH (xút) từ muối ăn bằng phương pháp điện phân dung dịch có màng ngăn. Tính khối lượng NaCl cần dùng để sản xuất 15 tấn NaOH (với hiệu suất là 80%).
Câu 3:
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 14,9 g muối chloride của kim loại kiềm R, thu được 2,479 lít khí (đkc) ở anode. Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại R.
Câu 4:
Để xác định công thức muối sulfate của một kim loại nhóm IIA, một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cân chính xác 1,8 g muối trên hoà tan trong nước, rồi thêm nước cho đủ thu được 50 mL dung dịch.
Bước 2: Lấy 10 mL dung dịch ở trên cho tác dụng từ từ với dung dịch BaCl2 0,15 M cho đến khi lượng kết tủa không tăng thêm nữa thì vừa hết 20 mL.
Xác định công thức hoá học của muối sulfate trên.
Câu 5:
Trường hợp nào không xảy ra phản ứng đối với dung dịch Ca(HCO3)2 khi
A. đun nóng.
B. trộn với dung dịch Ca(OH)2.
C. trộn với dung dịch HCl.
Câu 6:
Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi đun nóng?
A. Mg(NO3)2.
B. CaCO3.
C. NaNO3.
D. Mg(OH)2.
Câu 7:
Để xác định kim loại X thuộc nhóm IIA trong lọ bị mất nhãn, một bạn học sinh đã thực hiện thí nghiệm như hình bên dưới. Cân 0,36 g kim loại X cho vào bình tam giác chứa lượng dư dung dịch HCl 20%, phía trên đậy kín bằng nút cao su có ống nhọn nối với một ống tiêm có vạch chia độ để đo thể tích khí thoát ra. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí thoát ra ở điều kiện chuẩn. Piston của ống tiêm di chuyển đến vị trí 0,37 dm3. Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại X.
về câu hỏi!