Câu hỏi:
15/11/2024 50Theo bạn, sự thể hiện của yếu tố siêu thực trong bức tranh Sự ám ảnh của kí ức (mà văn bản San-va-đo Đa-li và “Sự ám ảnh của kí ức” đã đề cập tới) và trong văn bản Đây thôn Vĩ Dạ, Đàn ghi ta của Lor-ca, Tự do có điểm nào giống và khác nhau?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sự thể hiện của yếu tố siêu thực trong bức tranh Sự ám ảnh của kí ức. (văn bản San-va-đo Đa-li và “Sự ám ảnh của kí ức”) và trong ba văn bản thơ:
• Điểm giống nhau: Sự liên kết những hình ảnh vốn dĩ cách xa nhau để tạo những liên tưởng bất ngờ, đột ngột:
- Sự ám ảnh của kí ức: bờ biển – sinh vật kì lạ - hàng mi khép (liên tưởng đến giấc mơ về quê hương); ba chiếc đồng hồ – sự tan chảy (liên tưởng đến sự phi lí của thời gian trong mơ); cây khô – chiếc bàn – mặt đồng hồ – đàn kiến (liên tưởng đến sự phân rã và cái chết);...
- Đây thôn Vĩ Dạ: nắng sớm, mặt chữ điền, lá trúc – gió mây chia lìa, dòng nước, hoa bắp, thuyền, trăng – khách đường xa, áo trắng, sương khói (liên tưởng đến sự tan vỡ của cái đẹp và tình yêu).
- Đàn ghi ta của Lor-ca: tiếng đàn – bọt nước, tiếng đàn – máu chảy; tiếng đàn – chôn cất; giọt nước mắt – vầng trăng; đường chỉ tay – đứt (liên tưởng đến cái chết đột ngột và kinh hoàng); bầu trời – cô gái, tiếng đàn – lá xanh (liên tưởng đến sự vĩnh hằng của tình yêu và nghệ thuật).
- Tự do: tự do – trang vở học sinh – bàn học – cây xanh – trang sách;... (liên tưởng đến sự tồn tại vĩnh hằng của tự do).
• Điểm khác nhau:
- Sự ám ảnh của kí ức: nỗi sợ hãi đầy ám ảnh trước cái chết, sự huỷ diệt.
- Đây thôn Vĩ Dạ: nỗi ám ảnh day dứt về sự chia lìa đối với cuộc đời đẹp đẽ và người mình yêu thương.
- Đàn ghi ta của Lor-ca: nỗi ám ảnh day dứt về cuộc đời Lor-ca với những khát vọng không thành, về sự mong manh của cái đẹp và nghệ thuật.
- Tự do: khát vọng tự do và niềm tin vào sự bất diệt, vĩnh cửu của tự do.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.
Câu 2:
Thực hiện đề bài: Chọn một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ mà học sinh lớp 12 quan tâm và viết bài văn nghị luận về vấn đề đó.
Câu 3:
Sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là ở:
a. Mức độ sáng tạo
b. Mức độ khái quát
c. Mức độ sinh động
d. Mức độ trực quan
Câu 5:
Điền vào bảng sau những điểm khác biệt giữa yếu tố tượng trưng và yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình:
|
Yếu tố tượng trưng |
Yếu tố siêu thực |
Biểu hiện |
|
|
Mục đích |
|
|
Câu 6:
Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
a. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yến, Đất nước)
Câu 7:
Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình được hiểu là:
a. Những hình ảnh kì lạ, quái dị được miêu tả trong thơ trữ tình, gợi nhớ đến sự kì ảo trong truyện thần thoại, cổ tích.
b. Những hình ảnh cụ thể, trực quan, nhưng đại diện cho những khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa triết lí sâu xa.
c. Những kết hợp từ ngữ kì lạ, những hình ảnh xa nhau và khó liên kết với nhau, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ẩn ức sâu trong vô thức.
d. Cả ba ý trên.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
về câu hỏi!