Câu hỏi:
18/11/2024 61Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Theo NGỌC GIAO
Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn B. Bụi tầm xuân trong vườn.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Nó, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi.
Câu 4:
Chim họa mi đã làm gì khi phương đông vẩn bụi hồng?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Em hình dung gì về hình ảnh chú chim họa mi trong bài?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Tự do bay lượn, có giọng hót hay làm mọi người say mê, cất tiếng hót đem niềm vui cho cuộc đời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đọc: đgt. 1. Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự. Đọc bài thơ. Đọc thuộc lòng. 2. Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu: Đọc bản thiết kế. 3. Thu lấy thông tin từ một thiết bị lưu trữ của máy tính (như đĩa từ, đĩa CD, v.v.): Đĩa bị lỗi nên không đọc được. 4. Hiểu rõ điều gì bằng cách nhìn vào những biểu hiện bên ngoài: Đọc được suy nghĩ của người khác.
a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?
.........................................................................................................................................
b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
.........................................................................................................................................
c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
.........................................................................................................................................
d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đọc được sắp xếp như thế nào?
.........................................................................................................................................
Câu 3:
Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển.
a. Tìm từ đọc.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
c. Chọn từ điển phù hợp.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
Câu 5:
Viết bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
* Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…
- Sinh hoạt của con người trong cảnh,…
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm gắn bó, mong có dịp trở lại...)
về câu hỏi!