Câu hỏi:
18/11/2024 58Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGHĨA THẦY TRÒ
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
Theo Hà Ân
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập.
Câu 3:
Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
☐ Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo giúp việc nhà, làm cơm cùng thầy.
☐ Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
☐ Khi nghe thầy bảo cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran.
☐ Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau.
☐ Học trò ngồi kín trong sân nhà thầy nghe thầy kể lại những câu chuyện của cuộc đời mình.
Lời giải của GV VietJack
Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu đó là:
- Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
- Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
- Khi nghe thầy bảo cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran.
- Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau.
Câu 4:
Cụ giáo Chu muốn cùng học trò đi theo mình để làm việc gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn D. Đi tới thăm một người mà cụ giáo Chu mang ơn rất nặng – người thầy của cụ giáo Chu từ thuở vỡ lòng.
Câu 5:
Tìm những chi tiết trong bài biểu hiện tình cảm tôn tính của cụ giáo Chu đối với thầy giáo đã dạy mình từ thuở nhỏ? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Dù đã nhiều năm nhưng thầy vẫn luôn coi người thầy đã dạy mình từ thuở nhỏ là người mà mình mang ơn rất nặng.
☐ Thầy giáo Chu mang theo rất nhiều lụa là, gấm vóc cùng các môn sinh tới nhà người thầy đã dạy mình từ thuở nhỏ.
☐ Vào ngày mừng thọ của mình khi các môn sinh đã tề tựu bên mình điều mà cụ muốn làm nhất lại là cùng các môn sinh đến thăm thầy giáo cũ của mình.
☐ Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.
☐ Thầy giáo Chu vẫn còn giữ được tập vở ghi chép hồi xưa được cụ đồ dạy.
☐ Thầy cung kính thưa với cụ “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”
☐ Cụ đồ nặng tai nghe không rõ thầy giáo Chu không ngại cung kính thưa với cụ lần nữa.
Lời giải của GV VietJack
Những chi tiết trong bài biểu hiện tình cảm tôn tính của cụ giáo Chu đối với thầy giáo đã dạy mình từ thuở nhỏ:
- Dù đã nhiều năm nhưng thầy vẫn luôn coi người thầy đã dạy mình từ thuở nhỏ là người mà mình mang ơn rất nặng.
- Vào ngày mừng thọ của mình khi các môn sinh đã tề tựu bên mình điều mà cụ muốn làm nhất lại là cùng các môn sinh đến thăm thầy giáo cũ của mình.
- Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.
- Thầy cung kính thưa với cụ “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
- Cụ đồ nặng tai nghe không rõ thầy giáo Chu không ngại cung kính thưa với cụ lần nữa.
Câu 6:
Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo những môn sinh xếp hàng nối đuôi nhau từ những người có tuổi đi ngay sau cụ Chu cho tới các cháu để tóc trái đào đi phía sau đã cho em cảm nhận gì? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Tôn sư trọng đạo.
☐ Kính trên nhường dưới.
☐ Thương người như thể thương thân.
☐ Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn được gìn giữ, kế thừa, truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
☐ Đoàn kết.
Lời giải của GV VietJack
Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo những môn sinh xếp hàng nối đuôi nhau từ những người có tuổi đi ngay sau cụ Chu cho tới các cháu để tóc trái đào đi phía sau đã cho em cảm nhận:
- Tôn sư trọng đạo.
- Kính trên nhường dưới.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn được gìn giữ, kế thừa, truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt
Câu 2:
Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
a1. Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
Nguyễn Thị Xuyến
a2. Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.
Nguyễn Thị Xuyến
b) Xanh
b1. Hoa càng đỏ, lá càng xanh.
Xuân Diệu
b2. Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
Đào Vũ
c) Chạy
c1. Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.
Bùi Hiển
c2. Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.
Kim Viên
Câu 3:
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
☐ Uống nước nhớ nguồn.
☐ Tôn sư trọng đạo.
☐ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Câu 4:
Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó.
Câu 5:
Viết bài văn tả cảnh mà em yêu thích.
* Gợi ý
1. Mở bài:
Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)
2. Thân bài:
- Cánh đồng rộng lớn.
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt.
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí.
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt.
- Những người nông dân bắt đầu ra đồng thăm lúa.
- Bông lúa trĩu nặng, hạt tròn mẩy.
- Đàn cò trắng bay rập rờn.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
về câu hỏi!