Câu hỏi:
24/12/2024 923Đọc văn bản sau:
Những người đàn bà bán ngô nướng
Những người đàn bà bán ngô nướng
Bày số phận mình bên đường
Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu
Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong
Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con
Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ
Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn
Cắn vào kí ức
Từng hạt ngô rơi
Những kỉ niệm lon ton
Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ
Những mắt tròn xoe đói khát em thơ
Không dám cắn nữa
áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa
Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm!
(Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ: tôi
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểmCâu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Sự khác nhau trong thái độ của người đi đường và của nhân vật trữ tình đối với những bắp ngô nướng được bày bán bên đường:
- Người đi đường: thờ ơ, rẻ rúng.
- Nhân vật trữ tình: trân trọng, nâng niu (hai bàn tay ấp ủ).
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt chưa mạch lạc: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý hoặc trả lời sai: 0,0 điểm.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Mối liên hệ giữa hình ảnh “số phận bên đường” ở khổ thứ nhất với hình ảnh “bán dần từng mảnh đời” ở khổ thứ hai:
- Đều là 2 hình ảnh biểu tượng, giàu ẩn ý: “Số phận bên đường” khắc họa cuộc sống mưu sinh vất vả, dãi dầu mưa nắng, cuộc sống nhỏ bé, bên lề, dễ bị xem thường; “bán dần từng mảnh đời” khắc họa sự hi sinh mỏi mòn qua năm tháng.
- Hai hình ảnh có ý nghĩa tương đồng và mối quan hệ tăng tiến, bổ sung cho nhau giúp thể hiện rõ hơn cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn của những người đàn bà bán ngô: dù khó khăn, cơ cực, bị coi thường, bị lãng quên vẫn kiên cường bám trụ, hy sinh âm thầm để giữ lại chút ấm áp, ngọt ngào cho các con của mình giữa cuộc đời khắc nghiệt => sự trân trọng sâu sắc đối với những giá trị ẩn giấu trong cuộc đời của những người phụ nữ nghèo.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt không mạch lạc: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm.Câu 4:
Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ:
áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ: Hình như là...
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu trầm lắng, da diết cho lời thơ.
+ Nhấn mạnh những hồi tưởng, nỗi xúc động bồi hồi của nhân vật trữ tình khi áp bắp ngô lên má (nhớ về tuổi thơ cơ cực nhưng nồng ấm, về người cha vất vả, nhọc nhằn…).
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh chỉ ra được biểu hiện của phép lặp cấu trúc: 0,25 điểm.
- Học sinh nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm (tác dụng thứ 2 được 0,5 điểm)
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểmCâu 5:
Lời giải của GV VietJack
Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể theo hướng:
- Suy ngẫm của tác giả Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa - Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách (dù cháy) con người vẫn giữ được vẻ đẹp của nhân cách, vẫn khẳng địnhđược giá trị của mình (vẫn còn thơm).
- Việc giữ gìn nhân cách trước những thử thách và cám dỗ của cuộc sống là điều rất quan trọng: giúp con người duy trì giá trị, phẩm chất và đạo đức; tự tin và kiên định trước mọi khó khăn; giữ vững và khẳng định danh dự bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được suy ngẫm của tác giả qua 2 câu thơ: 0,25 điểm
- Học sinh nêu bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn nhân cách trước những thử thách, cám dỗ của cuộc sống: 0,75 điểmCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc của bài thơ Những người đàn bà bán ngô nướng (Nguyễn Đức Hạnh).
Câu 2:
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy.
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ:
áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!